1. Thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai
- Hệ thống tài chính đất đai đã được đổi mới toàn bộ trong Luật Đất đai năm 2003 trên cơ sở xác lập hệ thống 1 giá đất và xây dựng thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
- Tình trạng tham nhũng, lãng phí về đất đai có những nguyên nhân chủ yếu sau: 1) Sự không hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai; 2) Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất được thực hiện bằng các quyết định hành chính mà không bảo đảm điều kiện phải đúng thẩm quyền, phù hợp quy hoạch, đúng mục đích sử dụng, đúng đối tượng sử dụng, đúng giá thị trường; 3)
Tình trạng giá đất do Nhà nước quy định thấp hơn giá đất trên thị trường luôn đem lại những khoản lợi ích lớn từ chênh lệch giá trong quan hệ đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
- Các giải pháp:
+ Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về quản lý bất động sản bao gồm đất đai và việc đầu tư phát triển tài sản gắn liền với đất;
+ Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo tính thống nhất giữa các loại quy hoạch;
+ Cần đẩy nhanh tiến độ đổi mới hệ thống tài chính đất đai, trong đó có việc vận hành nghiêm cơ chế 1 giá đất và sớm thông qua các sắc thuế hợp lý về đất đai để điều tiết lợi ích từ sử dụng đất phù hợp với quy luật thị trường. Từ đó, không còn chênh lệch giá gây lãng phí ngân sách nhà nước cũng như tạo cơ hội cho người quản lý tham nhũng, không còn bất hợp lý trong chế độ tính thuế gây nên mất công bằng xã hội trong sử dụng đất.
2. Nguồn lực tài chính từ đất đai đang bị bỏ phí
Đây là một số nội dung tóm lược của các ý kiến tại Hội thảo khoa học “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2012”, diễn ra ngày 23/3/2012 tại Hà Nội
- (+) (+) (+)
- Hệ thống chính sách tài chính đất đai hiện tương đối đồng bộ nhưng vẫn phức tạp và thiếu tính ổn định.
- Thu từ đất đai chiếm 11% số thu ngân sách nhưng vẫn chưa đúng, chưa đủ, đặc biệt là chênh lệch giá giữa nhà nước và thị trường vẫn chưa rơi vào ngân sách.
Theo Cục Quản lý công sản, nguồn lực tài chính đất đai là rất lớn nhưng chưa được khai thác đầy đủ và chủ động, một phần địa tô chênh lệch từ đất chưa được tập trung vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, kết quả thu ngân sách nhà nước từ đất giai đoạn 2002 - 2010 cho thấy, số thu từ đất đã tăng không ngừng, từ 5.486 tỷ đồng (4,43%) năm 2002 tăng lên 67.767 tỷ đồng (11,21%) năm 2010 nhưng vẫn chưa đủ so với thực tế.
Bộ Tài chính cũng cho biết, nguồn lực tài chính khai thác từ đất tập trung vào ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn 2011 - 2020 là rất lớn. Trên thực tế, số thu này có thể còn cao hơn vì giá đất tính để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo lộ trình mới đang dần tiếp cận giá thị trường, nhất là trong trường hợp chuyển mạnh sang đấu giá đất để giao đất, cho thuê đất.
- Một yếu tố làm lãng phí nguồn lực tài chính từ đất đai là diện tích nhà đất hiện đang do các đơn vị nhà nước chiếm giữ và khai thác.
Số liệu từ Cục Quản lý công sản cho thấy, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước và cơ sở hoạt động hiện nay chiếm khoảng 1,5 tỷ m², tương đương 594.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có hơn 100.000m² nhà với tổng giá trị khoảng 138 tỷ đồng.
Xét về giá trị, số nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) hiện chiếm đến 97,2% giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước. Riêng các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất và ở những vị trí đắc địa, có giá trị thương mại cao.
Điển hình là trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại số 75 Đinh Tiên Hoàng, đối diện Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội hoặc Tổng Công ty Đường sắt tại số 136 Hàm Nghi, quận 1, TPHCM. Trong quá trình hình thành các tập đoàn, tổng công ty đa ngành, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ưu đãi về đất (tiền cho thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng đất trên thị trường) để kinh doanh bất động sản nhằm hưởng chênh lệch.
- Hệ thống các công cụ tài chính đã hình thành nhưng chưa đủ mạnh: thiếu các tổ chức xác định giá thị trường, thiếu các dữ liệu về thị trường
- Các giải pháp mang tính "hội thảo" được đưa ra như sau:
+ Dự báo hoành tráng:
Theo dự thảo Đề án "Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020", sẽ có hai phương án thu ngân sách từ đất đai. Phương án 1, tổng số thu NSNN từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bình quân là 81.646 tỉ đồng/năm. Phương án 2, tổng số thu NSNN từ đất bình quân là 98.624 tỉ đồng/năm với giả định giá đất tăng 20% (không tính trượt giá) và có dự kiến phát sinh thêm khoản thu đối với thuế tài sản. Theo dự báo mang tính ước lượng, nếu thực hiện theo một trong hai phương án trên, Nhà nước sẽ thu về khoảng 4-5 tỷ USD mỗi năm từ đất khu công nghiệp (128 ngàn héc ta), đất ở đô thị (68 ngàn héc ta) và một số loại đất phi nông nghiệp khác (210 ngàn héc ta).
+ "Tiếp tục", "đổi mới", "nâng cao", "phối hợp":
Trước hết, cần tiếp tục đổi mới chính sách về đất đai, Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung – cầu, đặc biệt, cần đảm bảo xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống định giá đất và công cụ hỗ trợ tài chính; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá, xác định giá đất....; rà soát lại việc quản lý sử dụng đất đối với đất đang còn để trống, nhanh chóng đưa vào sử dụng, đối với đất giao nhưng không có khả năng đầu tư đưa vào sử dụng thì chuyển sang mục đích khác có hiệu quả hơn đặc biệt là tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.... Đồng thời, cần tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ở các cấp trong việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai nói chung và thu ngân sách Nhà nước từ đất đai nói riêng.