Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

Nguồn: caicachhanhchinh.gov.vn
Cơ quạn hành chính nhà nước
- Là một bộ phận của hệ thống cơ quan nhà nước--->thực hiện quyền hành pháp, bao gồm chức năng lập quy và chức năng hành chính
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc do luật định (có văn bản quy định về thành lập ra nó)
Đơn vị sự nghiệp
- Là một bộ phấn cấu thành cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Ví dụ các đơn vị nghiên cứu, sự nghiệp (nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục (bệnh viện, trường, viện nghiên cứu)… Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành.

- Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính --> vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công từ trước đến nay vẫn có cùng chế độ như nhau về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, điều này không đúng với thực tế tình hình của cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp công lập

- Vấn đề tách cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở đây được hiểu là các đơn vị sự nghiệp công

LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
- Phạm vi điều chỉnh: quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Tài sản nhà nước: bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Điều 16. Sử dụng tài sản nhà nước
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
2. Cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác.

Nghị định 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- Điều 62. Tài sản nhà nước được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung gồm:
a) Hội trường, phòng họp;
b) Ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện vận tải khác.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài sản.
Điều 63. Đối tượng được sử dụng chung tài sản nhà nước
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản nhà nước quy định tại Điều 62 Nghị định này gồm:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
2. Đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Điều 64. Chi phí sử dụng chung tài sản nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được sử dụng chung tài sản nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định này phải trả cho cơ quan, tổ chức có tài sản một khoản kinh phí để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan nhưng không bao gồm khấu hao tài sản cố định.
2. Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản của cơ quan, tổ chức khác.
3. Cơ quan, tổ chức có tài sản phải hạch toán riêng các khoản thu và các khoản chi liên quan tới việc cho sử dụng chung tài sản nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

Thông tư 245/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- Điều 37. Các khoản thu
1. Cơ quan, tổ chức có tài sản nhà nước cho sử dụng chung được quy định tại điều 62 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP được thu các khoản chi phí điện nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng chung tài sản.
2. Cơ quan, tổ chức có tài sản cho sử dụng chung và cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung thỏa thuận mức thu trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng tài sản hợp lý nhưng không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
- Điều 38. Hạch toán các khoản thu, chi
1. Cơ quan, tổ chức có tài sản cho sử dụng chung hạch toán các khoản thu quy định tại điều 37 Thông tư này vào mục thu tiền cho thuê tài sản nhà nước của mục lục ngân sách nhà nước và được sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính có tài sản nhà nước cho sử dụng chung hạch toán các khoản thu quy định tại điều 37 Thông tư này là một khoản thu dịch vụ và được sử dụng theo quy định của pháp luật.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Điều chỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh luôn việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
1. Người được cơ quan, tổ chức giao mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu có khoản hoa hồng thì phải kê khai, nộp lại cơ quan, tổ chức để quản lý, sử dụng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Việc quản lý, sử dụng khoản hoa hồng từ mua sắm tài sản, thanh toán dịch vụ phải công khai, minh bạch. Nghiêm cấm giữ lại khoản hoa hồng để sử dụng sai mục đích.
2. Người nào vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản hoa hồng đã nhận và bị xử lý kỷ luật.
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các công trình kiến trúc khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc phải quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

Nghị định 103/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Phạm vi điều chỉnh: quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người làm hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Điều 11. Trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ được giao đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả;

Quyết định 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước
- Điều 2: Nguyên tắc trang bị, bố trí, sử dụng xe ôtô phục vụ công tác.
1. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước căn cứ vào tiêu chuẩn định mức quy định tại Quy định này để bố trí xe ôtô phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ôtô.
- Điều 8: Các chức danh được sử dụng xe ôtô phục vụ công tác.
1. Ở Trung ương: cán bộ lãnh đạo cấp Tổng cục, Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
2. Ở địa phương:
a) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Tỉnh uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Cán bộ cấp Trưởng, Phó các Sở, Ban, ngành và tương đương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Bí thư, Phó Bí thư huyện uỷ, thị uỷ, quận uỷ (gọi chung là cấp huyện); Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25.
3. Các chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ được bố trí xe ôtô khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên; đối với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn được bố trí xe ôtô khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (không bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc). Trường hợp đối tượng tự túc phương tiện thì được khoán kinh phí theo quy định tại Điều 15 Quyết định này.
4. Trường hợp do yêu cầu khẩn cấp hoặc do yêu cầu đặc biệt phục vụ công tác, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc bố trí xe ôtô của cơ quan , đơn vị hoặc thuê dịch vụ xe ôtô cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe ôtô.

Quyết định 184/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Căn cứ vào điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông và khả năng cung cấp dịch vụ phương tiện đi lại của thị trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định khoảng cách cụ thể từ trụ sở cơ quan khi đi công tác được bố trí xe ô tô cho các chức danh quy định tại khoản 1; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với các chức danh tại khoản 2 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trường hợp đối tượng tự túc phương tiện thì được khoán kinh phí theo quy định”.

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Cần đảm bảo sự minh bạch và khả thi

Luật gia Vũ Xuân Tiền (*)
Thứ Tư, 3/3/2010, 16:46 (GMT+7)
Cần đảm bảo sự minh bạch và khả thi
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/30331/
Luật gia Vũ Xuân Tiền (*)
(TBKTSG) - Tháng 12-2009, Bộ Tài chính đã hoàn thành Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập (KTĐL) và có tờ trình Chính phủ về đạo luật quan trọng này. Có thể nói, nghiên cứu để ban hành Luật KTĐL là bước chuẩn bị quan trọng để nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế thị trường ở trình độ cao hơn.

Cần thiết và cấp bách

Trong giai đoạn hiện nay, ban hành Luật KTĐL là cần thiết và cấp bách. Cần thiết vì sau 18 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, KTĐL đã có sự phát triển nhất định về số lượng, quy mô, năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ. Song, nhìn thẳng vào sự thật có thể thấy, KTĐL đã và đang bộc lộ những hạn chế lớn.

Những hạn chế đó là: quy mô của thị trường KTĐL còn nhỏ, số lượng kiểm toán viên còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; sự phối hợp quản lý nhà nước với tổ chức nghề nghiệp kiểm toán viên hành nghề chưa phát huy kết quả thiết thực; tình trạng vi phạm đạo đức hành nghề còn xảy ra không ít...

Là cấp bách bởi vì, 18 năm qua, trong khi rất nhiều lĩnh vực đã được điều chỉnh bằng luật như doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh bất động sản, kế toán, chứng khoán... thì hoạt động KTĐL vẫn chỉ được điều chỉnh bằng nghị định của Chính phủ. Điều đó tạo ra sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong kinh tế thị trường.

Hơn nữa, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều lần nhưng nghị định về KTĐL vẫn chưa toàn diện, chẳng hạn, nghị định chưa quy định đầy đủ các nội dung cần thiết để tăng cường chất lượng dịch vụ KTĐL; quy định chưa rõ về nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán khi gây ra thiệt hại cho khách hàng và công chúng; chưa có quy định đầy đủ và chặt chẽ đối với KTĐL có yếu tố nước ngoài; đối tượng phải thực hiện kiểm toán bắt buộc còn quá hẹp...

Những vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi

Dự thảo luật đã được nghiên cứu với thời gian không ngắn và bao quát hầu hết các nội dung về KTĐL và có liên quan đến KTĐL. Tuy nhiên, để đảm bảo sự minh bạch và tính khả thi của Luật KTĐL, có những vấn đề sau cần được nghiên cứu, trao đổi kỹ hơn.

Một là, luật do Quốc hội ban hành, quy định chi tiết thi hành luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Song, có rất nhiều vấn đề, dự thảo luật lại quy định trực tiếp đến Bộ Tài chính. Cụm từ “Bộ Tài chính có trách nhiệm...”, “theo quy định của Bộ Tài chính...” xuất hiện tới 24 lần trong dự thảo luật. Điều đó có mâu thuẫn với Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật? Phải chăng, đó cũng là cách “lách luật” để các thông tư ra đời và ít bị kiểm soát hơn?

Hai là, điều 6 dự thảo luật quy định một trong những giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán là “cơ quan nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao”. Câu hỏi được đặt ra là, có chế tài nào để quy định nêu trên được thực hiện?

Thực tế cho thấy, rất ít cơ quan quản lý nhà nước sử dụng báo cáo kiểm toán của KTĐL trong quản lý, điều hành. Chẳng hạn, cơ quan thuế gần như không sử dụng báo cáo kiểm toán để xác nhận các doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước mặc dù, báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính do KTĐL phát hành xác nhận sự trung thực, đúng pháp luật của báo cáo tài chính do doanh nhiệp lập.

Ba là, trong dự thảo luật có rất nhiều điều, khoản phải dẫn chiếu tới một hoặc một số điều, khoản khác có liên quan. Đáng tiếc là, hầu hết các điều, khoản được dẫn chiếu lại không đúng. Ví dụ, khoản 2 điều 8 quy định: “Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 54 của luật này”, nhưng điều 54 lại quy định về các loại báo cáo kiểm toán.

Sai sót tương tự như vậy xảy ra ở nhiều nơi khác trong dự thảo. Đặc biệt, khoản 8 điều 19 dẫn chiếu “điều 94 của luật này” nhưng toàn bộ văn bản dự thảo luật lại chỉ có 85 điều! Sai sót nêu trên chứng tỏ sự thiếu nghiêm túc, nếu không nói là cẩu thả của ban soạn thảo. Một dự thảo luật với những sai sót không đáng có như vậy mà vẫn được gửi đi xin ý kiến cũng chứng tỏ người được xin ý kiến góp ý chưa thật sự được tôn trọng.

Về nội dung, dự thảo luật với 8 chương và 85 điều khoản và có tới 18 vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi thêm. Song, bảy vấn đề sau đây có vị trí quan trọng hơn cả.

1. Điều 9 dự thảo luật quy định về “khuyến khích kiểm toán”. Điều khoản này không cần thiết vì văn bản luật chỉ quy định những vấn đề được làm, không được làm, phải làm và không phải làm. Hơn nữa, nếu quy định là “khuyến khích kiểm toán” thì phải có các chính sách khuyến khích cụ thể đối với từng trường hợp. Nếu chỉ quy định như nội dung của điều 9 dự thảo luật là vô nghĩa. Đề nghị sửa lại là Kiểm toán tự nguyện.

2. Điều 24 dự thảo luật quy định: “Bộ Tài chính cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán (DNKT). Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Quy định như trên là Luật KTĐL lại triệt tiêu một nội dung quan trọng nhất của Luật Doanh nghiệp, xác lập trở lại cơ chế “xin - cho” trong thành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo sự minh bạch trong quản lý các doanh nghiệp, Bộ Tài chính chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sau khi DNKT nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Điều 23 dự thảo luật quy định: “DNKT được thành lập và hoạt động theo các hình thức: công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên; công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân”. Quy định DNKT không được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần là không thỏa đáng. Bởi lẽ, công ty cổ phần và công ty TNHH cũng chỉ chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ. Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH cũng bị những ràng buộc như nhau.

4. Tiết c khoản 1 điều 25 dự thảo luật quy định một trong những điều kiện để thành lập DNKT là “có ít nhất năm người có chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và chủ tịch hội đồng thành viên”. Quy định cả giám đốc và chủ tịch hội đồng thành viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên là quá chặt, thiếu tính khả thi trong giai đoạn hiện nay và không cần thiết. Trong hai chức danh trên, chỉ người là người đại diện theo pháp luật phải có chứng chỉ kiểm toán viên là đủ.

5. Khoản 4 điều 35 dự thảo luật quy định một trong những nghĩa vụ của DNKT là “bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên hành nghề hoặc người của tổ chức mình gây ra cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán...”. Quy định nêu trên chưa đầy đủ vì báo cáo kiểm toán được nhiều đối tượng sử dụng, không chỉ có khách hàng, đơn vị được kiểm toán. Vì vậy, đề nghị sửa lại là: “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên hành nghề hoặc người của tổ chức mình gây ra cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán và những người đã sử dụng Báo cáo kiểm toán do tổ chức mình phát hành để quyết định đầu tư, mua chứng khoán...”.

Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nhằm ngăn chặn những hành vi thông đồng giữa DNKT với các doanh nghiệp khách hàng, cung cấp thông tin sai sự thật gây thiệt hại cho người sử dụng báo cáo kiểm toán như đã xảy ra trong nhiều trường hợp trên thế giới và ở nước ta trong thời gian vừa qua.

6. Điều 48 dự thảo luật quy định về phạm vi hành nghề của DNKT. Chúng tôi cho rằng, quy định như dự thảo luật là không cần thiết. Với tên gọi Luật KTĐL, điều khoản này chỉ nên quy định về dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác mà DNKT không được làm vì đó là “các dịch vụ có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên và DNKT”. Chẳng hạn, cần quy định DNKT không được làm ít nhất hai dịch vụ là tư vấn thuế và dịch vụ kế toán để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi.

7. Điều 57 dự thảo luật quy định về các loại ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính. Đề nghị quy định cụ thể hơn về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, từ chối và không chấp nhận để ngăn chặn tình trạng phát hành báo cáo kiểm toán với quá nhiều nội dung “ngoại trừ”, có thể gây nhầm lẫn và thiệt hại cho người sử dụng.

______________________________________

Tăng năng suất bằng các công cụ quản lý

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/30747/
Tăng năng suất bằng các công cụ quản lý
Phi Tuấn
Thứ Tư, 10/3/2010, 11:39 (GMT+7)

Công nhân Công ty May Đại Việt tại nhà máy ở quận Tân Phú, TPHCM. Sau khi áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn - LEAN, công ty đã giảm được 61% khối lượng hàng tồn trên chuyền may. Ảnh: Lê Toàn.
(TBKTSG) - Đầu tư đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp để tăng năng suất, chất lượng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, việc đầu tư ứng dụng các phương pháp quản lý như LEAN, 6-Sigma, 5S… để tăng năng suất, chất lượng lại nằm trong tầm tay doanh nghiệp.

Kinh nghiệm để thành công

Trở về từ chuyến đi nhận Giải chất lượng châu Á-Thái Bình Dương năm 2009 của Tổ chức Chất lượng châu Á-Thái Bình Dương (APQO), ông Nguyễn Lộc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), cho biết bên cạnh đầu tư đổi mới công nghệ, thì việc sử dụng các công cụ quản lý như ISO, 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), TQM (quản lý chất lượng đồng bộ) giúp giá trị sản xuất và doanh thu của công ty từ năm 2005 đến nay tăng trưởng gấp đôi, bình quân đạt trên 20%/năm. Lợi nhuận của công ty từ 8,6 tỉ đồng năm 2005 đã tăng lên 60 tỉ đồng năm 2009, doanh thu đạt 1.700 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt hơn 7 triệu đô la Mỹ.


Điều khác biệt khi áp dụng các công cụ quản lý, theo ông Lộc, là hiệu quả kinh tế được đo lường và đánh giá một cách cụ thể, giảm thiểu các chi phí thừa, nhầm lẫn. Chính vì thế chỉ riêng trong sản xuất hàng năm giảm được 15-20% các chi phí ẩn, và trung bình, các công cụ kết hợp lại, giảm được khoảng 25% chi phí ẩn.

LEAN - sản xuất tinh gọn - cũng được các công ty áp dụng thành công. Bà Diệp Thị Hằng Nga, Phó giám đốc Công ty May Đại Việt, cho biết khi áp dụng LEAN, các công đoạn được phân công đâu vào đấy, ngăn nắp, sạch sẽ, khoa học, cộng thêm những sáng tạo từ chính công nhân đã đưa năng suất đối với sản phẩm may mặc của công ty tăng 8%, giảm bớt 61% khối lượng hàng tồn trên chuyền may.

Áp dụng các công cụ quản lý là một trong những cách tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, thế nhưng điểm chung của doanh nghiệp khi áp dụng những công cụ này là gặp rất nhiều trở ngại từ phía nhân viên lẫn một sự cam kết thực hiện từ lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều khi những trở ngại này khiến không ít doanh nghiệp phải bỏ cuộc giữa chừng. Qua trao đổi, một số lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng điểm mấu chốt là phải có sự cam kết đồng lòng từ lãnh đạo đến nhân viên, phải kiên trì thực hiện, định kỳ đánh giá việc thực hiện để giải quyết những vướng mắc, phát huy tính sáng tạo của nhân viên.

Kinh nghiệm ở Công ty May Đại Việt khi áp dụng LEAN, là không cho công nhân biết LEAN là gì, mà từng bước triển khai và giải thích cho công nhân hiểu lợi ích tiết kiệm, tinh giản hoạt động… của công cụ này, từng bước thuyết phục công nhân bằng những thay đổi. Có lúc ban giám đốc cũng thấy nản, nhưng cuối cùng thì kết quả được đo bằng những lợi ích thiết thực.

“Ban đầu công nhân phản ứng dữ lắm. Trước đây họ được giao một bó nguyên liệu 60 ki lô gam, nay chúng tôi chia làm ba lần, mỗi lần 20 ki lô gam. Công nhân cho rằng ba lần hay một lần cũng thế. Nhưng trong thực tế có người may nhanh, có người may chậm, vì vậy việc sắp xếp lại sẽ tránh được tình trạng có người ôm hàng quá lâu trong khi một số khác không có hàng để làm. Sau một thời gian thấy hàng tồn trên chuyền may giảm rõ rệt, công nhân rất hưởng ứng”, bà Nga kể.

Còn ông Âu Hoàng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình 5S của Công ty cổ phần In 7, cho rằng ý thức của mỗi người quyết định thành công của chương trình áp dụng những công cụ quản lý. Sau một thời gian, khi thấy rõ hiệu quả công việc, nhà xưởng sạch sẽ, mọi thứ được sắp xếp, sàng lọc, thì công nhân mới hiểu được ý nghĩa của việc mình làm.

Theo ông Lộc, khó khăn lớn nhất là ban lãnh đạo và nhân viên phải thông hiểu các mục tiêu và tầm nhìn của công ty, và phải đồng lòng quyết tâm thực hiện. Nhân viên thường cho rằng việc lãnh đạo công ty là của ban giám đốc, còn mình chỉ biết sản xuất, vì thế nếu không có một sự gắn bó, thông hiểu nhau, không có sự chia sẻ và đồng lòng về mục tiêu, thì sẽ không đạt được mục đích.

Ông Lộc kể: năm 1997, lần đầu tiên CADIVI áp dụng hệ thống ISO 9002. Ban giám đốc đã phổ biến và đi kiểm tra trực tiếp từng công nhân, đưa ra quy định nếu ai trải qua ba lần kiểm tra mà không thuộc, không nắm bắt được chính sách chất lượng và mục tiêu của công ty thì sẽ bị chuyển sang diện chờ việc. Chính vì thế tất cả nhân viên đều cố gắng, cùng đồng lòng thực hiện các quy trình và chỉ mất sáu tháng công ty đã đạt được chứng nhận ISO 9002. Từ đó công ty đã từng bước mở rộng áp dụng thêm các công cụ, tiêu chuẩn khác.

Vai trò của các chuyên gia tư vấn trong việc áp dụng các công cụ quản lý được doanh nghiệp đánh giá cao, nói như giám đốc một doanh nghiệp, họ chính là những người vạch lá tìm sâu, giúp chỉ ra những khiếm khuyết doanh nghiệp thường mắc phải, đưa ra những giải pháp khắc phục hay cải tiến để tăng năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh, tiết giảm chi phí.

Ông Nguyễn Lộc cho biết để đáp ứng yêu cầu của đối tác, năm 2008 CADIVI đã đầu tư một hệ thống thiết bị kiểm tra sản phẩm trị giá khoảng 500.000 đô la Mỹ, và bỏ ra 20.000 đô la mời một cơ quan kiểm định của Mỹ sang đánh giá, cộng thêm chi phí mỗi mẫu kiểm tra là 5.000 đô la để các chuyên gia Mỹ tìm xem đâu là điểm yếu của công ty nhằm khắc phục và cải tiến.

Một trong những vấn đề lớn mà giới chuyên gia Mỹ tìm ra thời điểm đó là nếu lấy tổng giám đốc làm mục tiêu, thì những nhân viên càng ở xa càng trở nên thiếu hiểu biết về mục tiêu, tầm nhìn của công ty. CADIVI đã khắc phục bằng cách áp dụng phương cách quản lý theo quy trình, tức là người nào gần khách hàng hơn thì người đó có quyền quyết định.

Rào cản phải vượt qua

Các chuyên gia tư vấn đã chỉ ra rằng chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh là một con số khổng lồ, lên tới 20-25% ở các doanh nghiệp EU, 25-30% ở Mỹ.

GS.TS.Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch Hội Chất lượng TPHCM, cho rằng chi phí ẩn ở doanh nghiệp Việt Nam là không dưới 40% doanh số, và đây chính là “tấm bia lớn” để các doanh nghiệp tấn công vào nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Việc chuyển dịch cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hiện đang thay đổi, từ cơ cấu tài sản hữu hình chiếm 75% và tài sản vô hình là 25% trong thời đại công nghiệp sang cơ cấu 75% là tài sản vô hình và 25% là tài sản hữu hình trong thời đại tri thức, trong đó việc sử dụng các công cụ quản lý và các phương pháp sáng tạo đang là xu thế của thế giới.

Theo các chuyên gia tư vấn, dù các công cụ này đã được doanh nghiệp nước ngoài áp dụng từ lâu, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hầu như vẫn đứng ngoài cuộc. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam thoát thai từ các doanh nghiệp gia đình, quy mô nhỏ và vừa, nên chậm đổi mới, ít chịu đổi mới công nghệ hay áp dụng các chương trình quản lý. Nếu có áp dụng thì người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp lại chưa quen, nên ý thức thực hiện chưa cao, hoặc chưa chịu đầu tư đúng mức, chưa có sự cam kết đồng lòng thực hiện từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, nên không hiệu quả.

Các chuyên gia cũng cho rằng một khi tài nguyên và nguồn lao động rẻ đang cạn kiệt thì lợi thế thương mại cần được khai thác, đó là tri thức của mỗi người trong tổ chức, và phải sắp xếp lại hệ thống quản lý và sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ngại, thay vì cải tiến, khắc phục lại tìm cách che giấu các khiếm khuyết.

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2010

Thực chất GDP là gì?

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=5402502340189983068
Thực chất GDP là gì?
Hàn Trầm Tưởng
Thứ Sáu, 5/3/2010, 16:05 (GMT+7)

(TBKTSG) - Chỉ tiêu GDP ngày nay được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các báo cáo thành tích cuối năm ở các địa phương. GDP tăng trưởng cao thường gắn liền với sự hãnh diện, GDP tăng trưởng thấp là một sự lo âu. Nhiều nhà kinh tế “vung tay múa chân” khi bàn về con số tăng trưởng GDP, rồi hiến kế này kế nọ. Vậy thực chất GDP ở Việt Nam được tính toán thế nào?

Lịch sử ra đời của GDP

Thực ra, GDP là một chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA). SNA của Liên hiệp quốc được các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, đứng đầu là Richard Stone (đoạt giải Nobel 1984) đưa ra. SNA đã tập hợp một cách hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản. Hệ thống SNA mô tả quá trình chu chuyển sản phẩm và tiền tệ trong một quốc gia, nó là một tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Những chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các khái niệm, định nghĩa và quy tắc chuẩn mực được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới.

Vị trí đặt quảng cáo

Hệ thống SNA phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích cơ bản là cung cấp thông tin để phân tích và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp giám sát, nghiên cứu, điều hành và ứng xử với nền kinh tế.

Có thể coi việc tập hợp các chỉ tiêu kinh tế đã hình thành từ thế kỷ 17. Năm 1665, Wiliam Petty và Gregory King (1688) đã đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá thu nhập quốc gia và chi tiêu dùng cuối cùng.

Vào thế kỷ 18, các nhà kinh tế Pháp theo trường phái trọng nông làm giảm khái niệm về thu nhập quốc gia do họ quan niệm chỉ có ngành nông nghiệp và khai thác trực tiếp từ thiên nhiên mới thuộc phạm trù sản xuất, tuy nhiên đóng góp của trường phái này về mặt học thuật là rất quan trọng.

Năm 1758, Francois Quesnay một thành viên của phái trọng nông đã xây dựng “Lược đồ kinh tế” (tableou economique) mô tả mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, và mô hình này được xem như tiền đề của bảng I/O (input-output table) của Leontief sau này.

Adam Smith đã phê phán tư tưởng của trường phái trọng nông và đề cao vai trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tuy vậy, Adam Smith cũng như Karl Marx, không thừa nhận vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong “Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân - MPS” được áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa cho tới những năm 90 của thế kỷ 20.

Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, lý thuyết tổng quát của J.M.Keynes được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi quan niệm của các nhà kinh tế thời kỳ đó khi họ chỉ sử dụng ý niệm thu nhập quốc gia như là cách đánh giá duy nhất của một quốc gia (vấn đề này giống hệt Việt Nam hiện nay khi coi GDP như chỉ tiêu duy nhất đánh giá tình hình kinh tế của đất nước).

Dựa trên lý thuyết tổng quát của Keynes và lược đồ kinh tế của Francois Quensnay, năm 1941 Wassily Leontief đưa ra mô hình cân đối liên ngành (còn gọi là bảng I/O - được công bố trong công trình nghiên cứu “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ”).

Đầu những năm 1950, nhu cầu so sánh quốc tế đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống hạch toán quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Năm 1953, Hội Quốc Liên (tiền thân của tổ chức Liên hiệp quốc) xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia đầu tiên dựa trên báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge do Richard Stone đứng đầu. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Hệ thống tài khoản quốc gia, còn gọi SNA, 1953.

Sau một thời gian áp dụng, cơ quan thống kê Liên hiệp quốc đã sửa đổi và kết hợp toàn diện các lý thuyết kinh tế và công bố SNA, 1968. Phiên bản này cũng do chính Richard Stone đứng đầu nhóm sửa đổi (còn gọi nhóm Cambridge). Ông xây dựng hệ thống này với mô hình I/O là trung tâm về ý niệm cũng như cách hạch toán.

Sau đó, do kinh tế thế giới phát triển nhanh và tổ chức Thống kê Liên hiệp quốc cần thống nhất về ý niệm và định nghĩa với các tổ chức khác như WB, IMF, Ủy ban Thống kê châu Âu (EUROSTAT), Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... những thành viên của các tổ chức này và chuyên gia kinh tế của các nước thành viên đã nhóm họp và SNA, 1993 ra đời.

Từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm hai miền thuộc hai chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành thống kê áp dụng phương pháp luận của “Hệ thống các bảng cân đối vật chất - MPS”. Ở miền Nam, Viện Thống kê thuộc chính quyền Sài Gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia - SNA”. Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả nước.

Từ 1989 đến nay, ngành thống kê Việt Nam áp dụng SNA trên phạm vi toàn quốc (ngày 25-12-1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây).

Những con số thiếu thông tin?

Hiện nay cơ quan thống kê Việt Nam tính toán GDP từ phía cung, tức là cộng tất cả giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thuế gián thu (trừ trợ cấp, trợ giá) và hầu hết các nhà thống kê cho rằng đó cũng là ý nghĩa của GDP.

GDP theo tổng cầu cuối cùng chỉ được sử dụng như một sự đối chiếu với phía cung. Cách suy nghĩ này vẫn mang nặng ảnh hưởng về chỉ tiêu “thu nhập quốc dân” trong Hệ thống cân đối vật chất - MPS trước đây.

Từ cách tư duy này dẫn đến những phương pháp và khái niệm không đồng bộ trong các bộ phận chuyên ngành của cơ quan thống kê.

Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp làm gia công như dệt may, giày da chỉ tính phần gia công, trong khi xuất khẩu lại tính cả giá trị sản phẩm. Như vậy về mặt kỹ thuật không thể cân đối vĩ mô nền kinh tế và thành tích xuất khẩu cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Hơn nữa, khi cân đối nguồn và sử dụng GDP, phía sử dụng (demand size) bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, trong đó có cả chi tiêu từ nguồn chính thức và từ nguồn thu không chính thức của người dân, nhưng từ phía cung, nguồn thu không chính thức không được tính vào tổng giá trị tăng thêm.

Như vậy, sự sai số giữa nguồn và sử dụng sẽ bị dồn vào tích lũy, nhưng càng ngày tỷ lệ tích lũy tài sản/ vốn đầu tư ngày càng thấp đi. Hiện tượng này rất khó lý giải về độ chính xác của số liệu (xem bảng 1).

Ngay như về phía cung bao gồm các yếu tố rất cơ bản của nền kinh tế như lao động (L) và vốn (tư bản - capital stock), đặc biệt là chỉ tiêu vốn, cũng không được cơ quan thống kê tính đến.

Định nghĩa tổng quát nhất về đầu tư: “Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” (xem Sachs-Larrain, 1993). Còn vốn tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm tính đến thời điểm đó trừ đi phần hao mòn tài sản cố định lũy kế. Theo quốc tế, để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao tài sản cố định hàng năm.

Một phương pháp khác để xác định giá trị của vốn tại một thời điểm nào đó người ta căn cứ vào giá thị trường hiện tại của khối lượng vốn này. Phương pháp này rất khó thực hiện bởi muốn xác định cần phải có tổng điều tra (kiểm kê) tài sản trên phạm vi toàn quốc.

Hai ý niệm cơ bản trên hoàn toàn xa lạ với cơ quan thống kê và nhiều nhà kinh tế Việt Nam. Hiện nay, cơ quan thống kê Việt Nam có chỉ tiêu “vốn đầu tư...”, nhưng thực chất chỉ tiêu này không phải vốn cũng không hoàn toàn là đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tài sản trên “vốn đầu tư” được thể hiện trong bảng 2.

Tốc độ tăng trưởng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh. Vấn đề chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh là một vấn đề không đơn giản, khi Việt Nam tính GDP từ phương pháp sản xuất (là cơ bản) việc tính chuyển GDP về giá so sánh theo quốc tế cần lấy trọng số (quyền số) từ bảng I-O, nhưng một điều kỳ lạ là năm gốc mà Tổng cục Thống kê chọn lại là những năm không có bảng I-O (giá 1994).

Vậy GDP theo giá so sánh (mà từ đó tính ra tốc độ tăng trưởng) được tính toán thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Điều này là một khó khăn lớn cho những người sử dụng số liệu thống kê cũng như các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.

Các chỉ tiêu cân đối trong SNA gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và để dành (savings) của các khu vực thể chế.

• GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu (phương pháp sử dụng cuối cùng); hoặc = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất (phương pháp phân phối); hoặc = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu (phương pháp sản xuất)

• GNI = GDP + thu nhập từ sở hữu thuần

• NDI = GNI + thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành thuần

• Để dành = NDI - tiêu dùng cuối cùng

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Parkinson's Law

Parkinson's Law
The report of the Royal Commission on the Civil Service was published on Thursday afternoon. Time has not permitted any comment in this week's issue of The Economist on the contents of the Report. But the startling discovery enunciated by a correspondent in the following article is certainly relevant to what should have been in it.

Nov 19th 1955 | From The Economist print edition

IT is a commonplace observation that work expands so as to fill the time available for its completion. Thus, an elderly lady of leisure can spend the entire day in writing and despatching a postcard to her niece at Bognor Regis. An hour will be spent in finding the postcard, another in hunting for spectacles, half-an-hour in a search for the address, an hour and a quarter in composition, and twenty minutes in deciding whether or not to take an umbrella when going to the pillar-box in the next street. The total effort which would occupy a busy man for three minutes all told may in this fashion leave another person prostrate after a day of doubt, anxiety and toil.

Granted that work (and especially paper work) is thus elastic in its demands on time, it is manifest that there need be little or no relationship between the work to be done and the size of the staff to which it may be assigned. Before the discovery of a new scientific law—herewith presented to the public for the first time, and to be called Parkinson's Law*—there has, however, been insufficient recognition of the implications of this fact in the field of public administration. Politicians and taxpayers have assumed (with occasional phases of doubt) that a rising total in the number of civil servants must reflect a growing volume of work to be done. Cynics, in questioning this belief, have imagined that the multiplication of officials must have left some of them idle or all of them able to work for shorter hours. But this is a matter in which faith and doubt seem equally misplaced. The fact is that the number of the officials and the quantity of the work to be done are not related to each other at all. The rise in the total of those employed is governed by Parkinson's Law, and would be much the same whether the volume of the work were to increase, diminish or even disappear. The importance of Parkinson's Law lies in the fact that it is a law of growth based upon an analysis of the factors by which that growth is controlled.

The validity of this recently discovered law must rest mainly on statistical proofs, which will follow. Of more interest to the general reader is the explanation of the factors that underlie the general tendency to which this law gives definition. Omitting technicalities (which are numerous) we may distinguish, at the outset, two motive forces. They can be represented for the present purpose by two almost axiomatic statements, thus:

Factor I.—An official wants to multiply subordinates, not rivals; and

Factor II.—Officials make work for each other.

We must now examine these motive forces in turn.
The Law of Multiplication of Subordinates

To comprehend Factor I, we must picture a civil servant called A who finds himself overworked. Whether this overwork is real or imaginary is immaterial; but we should observe, in passing, that A's sensation (or illusion) might easily result from his own decreasing energy—a normal symptom of middle-age. For this real or imagined overwork there are, broadly speaking, three possible remedies

(1) He may resign.

(2) He may ask to halve the work with a colleague called B.

(3) He may demand the assistance of two subordinates, to be called C and D.

There is probably no instance in civil service history of A choosing any but the third alternative. By resignation he would lose his pension rights. By having B appointed, on his own level in the hierarchy, he would merely bring in a rival for promotion to W's vacancy when W (at long last) retires. So A would rather have C and D, junior men, below him. They will add to his consequence; and, by dividing the work into two categories, as between C and D, he will have the merit of being the only man who comprehends them both.

It is essential to realise, at this point, that C and D are, as it were, inseparable. To appoint C alone would have been impossible. Why? Because C, if by himself, would divide the work with A and so assume almost the equal status which has been refused in the first instance to B; a status the more emphasised if C is A's only possible successor. Subordinates must thus number two or more, each being kept in order by fear of the other's promotion. When C complains in turn of being overworked (as he certainly will) A will, with the concurrence of C, advise the appointment of two assistants to help C. But he can then avert internal friction only by advising the appointment of two more assistants to help D, whose position is much the same. With this recruitment of E, F, G and H, the promotion of A is now practically certain.
The Law of Multiplication of Work

Seven officials are now doing what one did before. This is where Factor II comes into operation. For these seven make so much work for each other that all are fully occupied and A is actually working harder than ever. An incoming document may well come before each of them in turn. Official E decides that it falls within the province of F, who places a draft reply before C, who amends it drastically before consulting D, who asks G to deal with it. But G goes on leave at this point, handing the file over to H, who drafts a minute, which is signed by D and returned to C, who revises his draft accordingly and lays the new version before A.

What does A do? He would have every excuse for signing the thing unread, for he has many other matters on his mind. Knowing now that he is to succeed W next year, he has to decide whether C or D should succeed to his own office. He had to agree to G going on leave, although not yet strictly entitled to it. He is worried whether H should not have gone instead, for reasons of health. He has looked pale recently—partly but not solely because of his domestic troubles. Then there is the business of F's special increment of salary for the period of the conference, and E's application for transfer to the Ministry of Pensions. A has heard that D is in love with a married typist and that G and F are no longer on speaking terms—no one seems to know why. So A might be tempted to sign C's draft and have done with it.

But A is a conscientious man. Beset as he is with problems created by his colleagues for themselves and for him—created by the mere fact of these officials' existence—he is not the man to shirk his duty. He reads through the draft with care, deletes the fussy paragraphs added by C and H and restores the thing back to the form preferred in the first instance by the able (if quarrelsome) F. He corrects the English—none of these young men can write grammatically—and finally produces the same reply he would have written if officials C to H had never been born. Far more people have taken far longer to produce the same result. No one has been idle. All have done their best. And it is late in the evening before A finally quits his office and begins the return journey to Ealing. The last of the office lights are being turned off in the gathering dusk which marks the end of another day's administrative toil. Among the last to leave, A reflects, with bowed shoulders and a wry smile, that late hours, like grey hairs, are among the penalties of success.
The Scientific Proofs
From this description of the factors at work the student of political science will recognise that administrators are more or less bound to multiply. Nothing has yet been said, however, about the period of time likely to elapse between the date of A's appointment and the date from which we can calculate the pensionable service of H. Vast masses of statistical evidence have been collected and it is from a study of this data that Parkinson's Law has been deduced. Space will not allow of detailed analysis, but research began in the British Navy Estimates. These were chosen because the Admiralty's responsibilities are more easily measurable than those of (say) the Board of Trade.
The accompanying table is derived from Admiralty statistics for 1914 and 1928. The criticism voiced at the time centred on the comparison between the sharp fall in numbers of those available for fighting and the sharp rise in those available only for administration, the creation, it was said, of “a magnificent Navy on land.” But that comparison is not to the present purpose. What we have to note is that the 2,000 Admiralty officials of 1914 had become the 3,569 of 1928; and that this growth was unrelated to any possible increase in their work. The Navy during that period had diminished, in point of fact, by a third in men and two-thirds in ships. Nor, from 1922 onwards, was its strength even expected to increase, for its total of ships (unlike its total of officials) was limited by the Washington Naval Agreement of that year. Yet in these circumstances we had a 78.45 per cent increase in Admiralty officials over a period of fourteen years; an average increase of 5.6 per cent a year on the earlier total. In fact, as we shall see, the rate of increase was not as regular as that. All we have to consider, at this stage, is the percentage rise over a given period.

Can this rise in the total number of civil servants be accounted for except on the assumption that such a total must always rise by a law governing its growth? It might be urged, at this point, that the period under discussion was one of rapid development in naval technique. The use of the flying machine was no longer confined to the eccentric. Submarines were tolerated if not approved. Engineer officers were beginning to be regarded as almost human. In so revolutionary an age we might expect that storekeepers would have more elaborate inventories to compile. We might not wonder to see more draughtsmen on the pay-roll, more designers, more technicians and scientists. But these, the dockyard officials, increased only by 40 per cent in number, while the men of Whitehall increased by nearly 80 per cent. For every new foreman or electrical engineer at Portsmouth there had to be two more clerks at Charing Cross. From this we might be tempted to conclude, provisionally, that the rate of increase in administrative staff is likely to be double that of the technical staff at a time when the actually useful strength (in this case, of seamen) is being reduced by 31.5 per cent. It has been proved, however, statistically, that this last percentage is irrelevant. The officials would have multiplied at the same rate had there been no actual seamen at all.

It would be interesting to follow the further progress by which the 8,118 Admiralty staff of 1935 came to number 33,788 by 1954. But the staff of the Colonial Office affords a better field of study during a period of Imperial decline. The relevant statistics are set down below. Before showing what the rate of increase is, we must observe that the extent of this department's responsibilities was far from constant during these twenty years. The colonial territories were not much altered in area or population between 1935 and 1939. They were considerably diminished by 1943, certain areas being in enemy hands. They were increased again in 1947, but have since then shrunk steadily from year to year as successive colonies achieve self-government.

It would be rational, prior to the discovery of Parkinson's Law, to suppose that these changes in the scope of Empire would be reflected in the size of its central administration. But a glance at the figures shows that the staff totals represent automatic stages in an inevitable increase. And this increase, while related to that observed in other departments, has nothing to do with the size—or even the existence—of the Empire. What are the percentages of increase? We must ignore, for this purpose, the rapid increase in staff which accompanied the diminution of responsibility during World War II. We should note rather the peacetime rates of increase; over 5.24 per cent between 1935 and 1939, and 6.55 per cent between 1947 and 1954. This gives an average increase of 5.89 per cent each year, a percentage markedly similar to that already found in the Admiralty staff increase between 1914 and 1928.

Further and detailed statistical analysis of departmental staffs would be inappropriate in such an article as this. It is hoped, however, to reach a tentative conclusion regarding the time likely to elapse between a given official's first appointment and the later appointment of his two or more assistants. Dealing with the problem of pure staff accumulation, all the researches so far completed point to an average increase of about 5¾ per cent per year. This fact established, it now becomes possible to state Parkinson's Law in mathematical form, thus:

In any public administrative department not actually at war the staff increase may be expected to follow this formula:

Where k is the number of staff seeking promotion through the appointment of subordinates; p represents the difference between the ages of appointment and retirement; m is the number of man-hours devoted to answering minutes within the department; and n is the number of effective units being administered. Then x will be the number of new staff required each year.

Mathematicians will, of course, realise that to find the percentage increase they must multiply x by 100 and divide by the total of the previous year, thus:

where y represents the total original staff. And this figure will invariably prove to be between 5.17 per cent and 6.56 per cent, irrespective of any variation in the amount of work (if any) to be done.

The discovery of this formula and of the general principles upon which it is based has, of course, no emotive value. No attempt has been made to inquire whether departments ought to grow in size. Those who hold that this growth is essential to gain full employment are fully entitled to their opinion. Those who doubt the stability of an economy based upon reading each other's minutes are equally entitled to theirs. Parkinson's Law is a purely scientific discovery, inapplicable except in theory to the politics of the day. It is not the business of the botanist to eradicate the weeds. Enough for him if he can tell us just how fast they grow.

Sức mạnh kinh tế châu Á: huyền thoại và thực tế

Sức mạnh kinh tế châu Á: huyền thoại và thực tế
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/30741/
Huỳnh Hoa


Hệ thống giao thông hiện đại ở Trung Quốc.
(TBKTSG) - Sức mạnh kinh tế của châu Á đã tăng lên, nhưng không nhiều như vẫn tưởng.

Ý tưởng cho rằng trung tâm của kinh tế thế giới đang chuyển về phương Đông không phải là mới. Nhưng theo nhiều người, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tiếp thêm sức đẩy cho sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á.

Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đã từ suy thoái bật dậy nhanh hơn thế giới đã phát triển; hệ thống ngân hàng và tình trạng nợ nần của châu Á cũng lành mạnh hơn.

Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo một dự báo, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm nữa. Nhưng vấn đề là sức mạnh kinh tế thực sự đã nghiêng về châu Á đến mức độ nào?

Huyền thoại?

Chắc chắn rằng khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nhân, các nhà ngân hàng, đóng góp một tỷ lệ kỷ lục vào lợi nhuận của nhiều công ty trong năm ngoái. Một số nhà quản trị cấp cao đã chuyển công tác tới châu Á, mới nhất là Giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghehan, chính thức được điều động từ London đến Hồng Kông ngày 1-2 vừa qua.

Từ năm 1995, tổng sản lượng GDP thực của châu Á (kể cả Nhật Bản) đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với GDP của Mỹ hoặc Tây Âu. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo châu Á sẽ tăng trưởng bình quân 7% trong năm nay và năm tới, so với chỉ 3% của Mỹ và 1,2% của châu Âu.



Nhưng nếu xem xét cẩn thận, các số liệu này cho thấy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông có thể đã bị cường điệu. Một phần do các đồng tiền đang giảm giá, phần đóng góp của châu Á vào GDP thế giới (tính theo giá trị danh nghĩa căn cứ vào tỷ giá hối đoái của thị trường) đã thực sự giảm xuống, từ mức 29% năm 1995 xuống còn 27% năm ngoái (xem bảng).

Năm 2009, tổng sản lượng của châu Á vượt qua Mỹ nhưng vẫn còn ít hơn một chút so với Tây Âu dù năm nay họ có thể vượt qua Tây Âu. Nói cách khác, sản lượng của phương Tây giàu có vẫn còn lớn gấp đôi so với phương Đông.

So với niềm tin phổ biến rằng các nhà sản xuất châu Á đang giành được phần ngày càng lớn trong thị trường xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp 31% vào xuất khẩu thế giới của khu vực này năm ngoái thực tế không cao hơn nhiều so với tỷ lệ 28% của năm 1995 và vẫn còn thấp so với tỷ lệ xuất khẩu của Tây Âu.

Thực vậy, sự chuyển dịch sang châu Á có vẻ như chậm lại chứ không phải nhanh thêm. Tỷ lệ của châu Á trong sản lượng và xuất khẩu của thế giới chỉ tăng vọt trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Mặc dù từ đó đến nay thị phần của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng cũng chỉ đủ bù lại sự sút giảm do suy thoái của Nhật Bản - tỷ lệ đóng góp của Nhật Bản cả về sản lượng lẫn xuất khẩu đã giảm còn một nửa.

Sức mạnh tài chính của châu Á như thế nào? Các thị trường chứng khoán châu Á chiếm khoảng 34% mức vốn hóa thị trường toàn cầu, nhiều hơn Mỹ (33%) và châu Âu (27%). Các ngân hàng trung ương châu Á cũng nắm giữ hai phần ba quỹ dự trữ ngoại tệ toàn thế giới.

Những con số này nghe thật ấn tượng, nhưng ảnh hưởng của chúng lên thị trường tài chính toàn cầu lại hết sức khiêm tốn bởi vì các quỹ dự trữ chính thức chỉ chiếm khoảng 5% tổng dự trữ các tài sản tài chính toàn cầu. Khối tài sản tư nhân chủ yếu vẫn nằm ở phương Tây. Sự kiện các đồng tiền châu Á chỉ góp khoảng 3% tổng số dự trữ ngoại tệ cho thấy châu Á vẫn tụt hậu rất xa trong các vấn đề tài chính.

Thực tế

Tuy nhiên, “sự trỗi dậy của châu Á” không phải là một huyền thoại. Số liệu GDP, nếu quy đổi theo tỷ giá thị trường, sẽ không nói hết được sự tăng trưởng thực sự của châu Á. Nhiều đồng tiền châu lục này bị sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, làm giảm giá trị tính bằng đô la Mỹ của các nền kinh tế khu vực. GDP danh nghĩa của Nhật Bản bị co lại vì thiểu phát. Quan trọng hơn, giá của nhiều mặt hàng nội địa, từ nhà cửa đến cắt tóc, ở các nước có mức thu nhập thấp luôn luôn rẻ hơn nhiều, nghĩa là sức mua thực sự của các hộ gia đình cao hơn.

Nếu đo lường GDP theo sức mua tương đối (purchasing-power parity, PPP) để tính tới các mặt hàng giá thấp thì phần đóng góp của châu Á trong kinh tế thế giới đã tăng trưởng đều đặn, từ 18% năm 1980 đến 27% năm 1995 và 34% năm 2009. Theo cách đo này, kinh tế châu Á có thể sẽ vượt qua cả Mỹ và châu Âu cộng lại trong vòng bốn năm tới. Tính theo sức mua tương đối PPP, ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nằm ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) và châu Á đã chiếm một nửa mức tăng trưởng GDP của thế giới trong suốt thập niên qua.

Một số nhà kinh tế học cho rằng cách đo lường theo PPP cường điệu ảnh hưởng kinh tế của châu Á. Điều làm các doanh nghiệp phương Tây quan tâm thật sự là tiêu dùng của người dân tính theo đô la Mỹ. Mặc dù ba phần năm dân số thế giới sống ở châu Á, họ chỉ chiếm khoảng một phần năm giá trị tiêu thụ của tư nhân toàn cầu, ít hơn tỷ lệ 30% của người Mỹ. Nhưng các con số thống kê chính thức chắc chắn đã không nói hết mức chi tiêu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á bởi vì công tác thống kê không bao quát hết việc chi tiêu cho các dịch vụ.

Số liệu của Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tuần báo The Economist cho thấy rằng châu Á chiếm khoảng một phần ba doanh số bán lẻ toàn cầu. Giờ đây châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhiều sản phẩm tiêu dùng, năm ngoái châu Á tiêu thụ khoảng 35% tổng số xe hơi, 43% điện thoại di động, 35% năng lượng của thế giới, tăng từ mức 26% năm 1995. Từ năm 2000 đến nay châu Á chiếm hơn hai phần ba mức tăng nhu cầu năng lượng của thế giới.

Nhiều doanh nghiệp phương Tây quan tâm nhiều hơn tới chi tiêu đồng vốn của châu Á hơn là sức tiêu thụ hàng hóa, và trong lĩnh vực này chắc chắn châu Á là một người khổng lồ. Năm 2009, 40% tổng vốn đầu tư toàn cầu (tính theo tỷ giá thị trường) được thực hiện ở châu Á, bằng cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong lĩnh vực tài chính, năm ngoái các doanh nghiệp châu Á tiến hành tám trong mười cuộc IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) lớn nhất thế giới và các cuộc IPO ở Hồng Kông và Trung Quốc năm 2009 đã huy động được khoản vốn lớn gấp đôi so với ở Mỹ.

Dự báo cho những năm sắp tới

Nguyên Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Nhìn lại quá khứ càng xa xưa, càng có thể nhìn xa hơn vào tương lai”. Trật tự kinh tế thế giới mới thực ra là sự trỗi dậy trở lại của những trật tự xưa cũ. Trong 20 thế kỷ qua, có tới 18 thế kỷ mà châu Á đóng góp hơn một nửa sản lượng của thế giới. Và tầm quan trọng của châu lục này sẽ gia tăng trong những năm tháng sắp tới.

Mức tăng trưởng của các nước giàu có thể sẽ bị co lại trong thập niên kế tiếp vì khoản nợ nần to lớn của các hộ gia đình làm giảm sút sức chi tiêu, nợ công của các chính phủ tăng tới mức nguy hiểm, sự gia tăng thuế khóa làm cùn nhụt động lực làm việc và đầu tư.

Trái lại, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể tiếp tục vững mạnh. Tăng trưởng mạnh cũng sẽ khiến cho các chính phủ các nước châu Á đang phát triển thêm tự tin để cho phép đồng tiền của họ tăng giá trị, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quy mô tương đối của nền kinh tế của họ, tính theo đô la Mỹ.

Vào năm 2020, châu Á có thể sản xuất ra một nửa doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây cỡ lớn, gấp đôi mức bình quân 20-25% hiện nay. Các nhân viên châu Á của các tập đoàn này đang nóng lòng chờ tới ngày họ có thể quyết định thời gian tổ chức các cuộc hội họp quốc tế qua truyền hình; khi ấy các nhà quản lý châu Âu và Mỹ phải chờ tới nửa đêm để thảo luận công việc với văn phòng ở Bắc Kinh chẳng hạn. Và đó mới là phép thử tốt nhất ý niệm cho rằng sức mạnh kinh tế có thực sự chuyển về phương Đông hay không.

Phía sau khủng hoảng thu hồi xe của Toyota

http://vneconomy.vn/20100308114545380P0C23/phia-sau-khung-hoang-thu-hoi-xe-cua-toyota.htm
Phía sau khủng hoảng thu hồi xe của Toyota

Những câu chuyện phía sau cuộc khủng hoảng thu hồi xe của tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới Toyota
Sự cố thu hồi xe của tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới Toyota đã trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự. Và phía sau nó có những câu chuyện mà từ đó người tiêu dùng Việt Nam có thể rút ra được bài học.

Những ngày gần đây, giới truyền thông bắt đầu gọi sự cố thu hồi (recall) xe của Toyota là một cơn bão, cơn bão khủng khiếp nhất từ trước tới nay đối với một tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới. Nó đã không chỉ làm thiệt hại hàng tỷ USD về kinh tế mà nguy hiểm hơn, nó bắt đầu tàn phá đến những giá trị văn hóa, thương hiệu… mà hãng xe này đã mất hơn 7 thập kỷ dày công gây dựng.

Trong khi giới chóp bu Toyota đang phải đau đầu với hàng loạt bài toán hóc búa nhằm vãn hồi thanh danh, giữ chân khách hàng, khôi phục sản xuất, kinh doanh thì cơn bão mang tên “Recall” bắt đầu lan sang nhiều “cấm địa” khác như GM, Honda, Nissan…

Thế giới chưa phẳng

Gần đây, Toyota đã thu hồi 8,5 triệu xe trên toàn cầu, Nissan thu hồi hơn nửa triệu xe, Hyundai thu hồi gần nửa triệu xe, GM thu hồi 1,3 triệu xe và Honda cũng thu hồi gần nửa triệu xe. Những đợt thu hồi với số lượng lớn của các tập đoàn xe hơi trên thế giới luôn làm cho người tiêu dùng bối rối. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì không, cho dù ít nhiều họ cũng đang sử dụng những chiếc xe được nhập khẩu từ những vùng “tâm bão”.

Sau mỗi đợt thu hồi, đại diện các hãng xe có liên doanh tại Việt Nam thường đưa ra câu trả lời nhằm trấn an người tiêu dùng trong nước rằng xe họ sử dụng không thuộc diện thu hồi.

Theo các hãng xe, thông thường mỗi đợt thu hồi xe chỉ rơi vào một hoặc hai mẫu xe nhất định được sản xuất tại một quốc gia xác định do lỗi sản xuất tại nhà máy đặt ở quốc gia đó. Vì vậy, những chiếc xe sản xuất tại Việt Nam đương nhiên không thuộc diện thu hồi.

Điều đó đúng, nhưng xét ở một góc độ khác lại thấy một câu chuyện còn đáng lo hơn.

Trong khi tại các quốc gia có ngành công nghiệp ôtô phát triển thường xuyên xảy ra tình trạng xe bị lỗi dẫn đến thu hồi thì tại Việt Nam, khi trình độ sản xuất, lắp ráp, khi ngành công nghiệp ôtô còn yếu kém, chắp vá, không lẽ những chiếc xe xuất xưởng lại hoàn hảo hơn?!

Trong một cuộc trò chuyện bên lề trên cương vị cá nhân, một kỹ sư hàng đầu của một nhà sản xuất ôtô có tiếng tại Việt Nam tiết lộ rằng, nói xe sản xuất tại Việt Nam không gặp lỗi mang tính hệ thống là chưa đúng. Điều quan trọng là ai phát hiện ra lỗi đó, ai chứng minh đó là lỗi hệ thống để thu hồi và… ai đâm đơn kiện nhà sản xuất khi phát hiện lỗi.

Đó là câu chuyện với xe lắp ráp trong nước, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc thì sao?

Mới đây, khi được giới truyền thông truy vấn về việc sự cố thu hồi xe của tập đoàn có làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước hay không, Toyota Việt Nam đã gửi văn bản trả lời với đại ý: Toyota là đại diện ủy quyền tại Việt Nam nên chỉ những xe do Toyota Việt Nam cung cấp nếu thuộc diện thu hồi mới được thu hồi. Chắc chắn tại Việt Nam có những chiếc xe thuộc diện thu hồi. Tuy nhiên, Toyota Việt Nam không biết các nhà nhập khẩu là ai và người tiêu dùng mua sản phẩm từ đâu, từ nước nào, do nhà máy nào sản xuất, cũng như các thông tin về các sản phẩm đó.

Rõ ràng lý lẽ của Toyota Việt Nam là… có lý. Vậy từ câu chuyện này chúng ta rút ra được bài học gì?

Làm phẳng tiêu dùng

Từ câu chuyện thứ nhất: Đối với người tiêu dùng, càng ngày vấn đề bảo hành đối với từng sản phẩm càng trở nên quan trọng. Vậy cớ gì mà khi những chiếc xe hơi bị lỗi người tiêu dùng trong nước lại phải lo ngay ngáy về chuyện xe của mình có lỗi hay không, sửa chữa thế nào, bảo hành ra sao?

Đến thời điểm này có thể thấy rằng, hầu như không có một chiếc xe Toyota nhập khẩu nào nếu phát hiện có lỗi mà được bảo hành. Lý do cũng rất đơn giản, là những chiếc xe đó không nằm trong chế độ bảo hành của nhà sản xuất.

Có một thực tế là Toyota Việt Nam, đại diện chính thức duy nhất của tập đoàn Toyota tại Việt Nam, chỉ nhập khẩu nguyên chiếc và phân phối 2 mẫu xe hiện không thuộc diện thu hồi là Land Cruiser và Hilux. Còn những mẫu xe thuộc diện thu hồi đang khá thịnh hành tại Việt Nam như Camry hay Rav4 lại đều được đưa về Việt Nam qua kênh không chính thức.

Trong khi đó, về nguyên tắc, những mẫu xe sản xuất tại một nhà máy (ở một quốc gia nhất định) nếu nằm trong kế hoạch xuất khẩu đều có chế độ bảo hành toàn cầu và nhà sản xuất sẽ chỉ bảo hành cho những chiếc xe được cung cấp bởi nhà phân phối ủy quyền. Như vậy, điểm mấu chốt nằm ở chỗ những chiếc xe đang lưu hành tại Việt Nam nếu có bị lỗi cũng không được bảo hành vì chúng đã được khách hàng mua qua kênh không chính thức.

Tất nhiên, nếu khách hàng đưa ra được cuốn sổ bảo hành mang tính toàn cầu của nhà cung cấp thì đại diện tập đoàn tại Việt Nam phải có trách nhiệm bảo hành. Tuy nhiên, có lẽ chẳng có chiếc xe nào nhập khẩu không chính thức lại được người bán cung cấp sổ bảo hành toàn cầu vì một lý do kinh doanh nào đó, ít nhất là với trường hợp Toyota. Một nhân viên giấu tên của Toyota lý giải.

Đến câu chuyện thứ hai: Một vị doanh nhân nói vui, có lẽ các nhà phân phối ôtô ủy quyền cũng cần cảm ơn sự cố thu hồi xe của Toyota. Bởi lẽ vì đó mà kể từ đây người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn đến việc mua xe chính hãng hay không chính hãng.

Ở một khía cạnh nào đó, cơn bão thu hồi xe của Toyota cũng cho chúng ta thấy một bài học là trong một thế giới mà thương mại đã được làm phẳng, mỗi người tiêu dùng thông thái đều cần phải đòi hỏi một “thế giới phẳng” từ giá cả, chất lượng sản phẩm đến các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

Tất nhiên, với mỗi quyết định chi tiêu, từng người tiêu dùng đều có những tính toán riêng của mình và có thể sẵn sàng đánh đổi giữa giá cả với dịch vụ và chất lượng; mặt khác, mỗi người tiêu dùng nên biết “cầu toàn” để đảm bảo chắc chắn đồng tiền mình chi ra đúng nơi, đúng chỗ và mọi quyền lợi của mình được đảm bảo. Điều quan trọng là sau mỗi lựa chọn, mỗi người cần sẵn sàng chấp nhận những hệ lụy có thể xảy đến từ lựa chọn đó.

Và câu chuyện thứ ba: Nếu chỉ dừng câu chuyện ở đây thì dường như tất cả lỗi đang bị “đổ” về phía người tiêu dùng. Trong khi với vai trò là người bán hàng, là doanh nhân, rõ ràng giới kinh doanh xe nhập khẩu phải chịu một phần trách nhiệm.

“Chưa cần xét đến khía cạnh đạo đức kinh doanh thì tối thiểu mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà cung cấp cũng cần phải có trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra, có trách nhiệm với những khách hàng của mình. Do vậy, dù không có trách nhiệm bảo hành thì các nhà cung cấp đó vẫn cần hỗ trợ khách hàng của mình mà chí ít, với sự cố thu hồi xe này, là việc tiến hành kiểm tra lỗi.”, một chuyên gia kinh tế nhận xét.

Từ một góc độ khác, sự cố thu hồi xe này cũng cho thấy đâu là tính chuyện nghiệp trong kinh doanh của giới kinh doanh ôtô nhập khẩu. Với việc nhiều salon bắt đầu tiến hành kiểm tra lỗi và khắc phục lỗi (có thu phí), người tiêu dùng cũng có thể nhận biết từ đây mình có thể đặt niềm tin tiêu dùng vào đâu.

Một thực tế cũng dần được chứng minh qua cuộc khủng hoảng thu hồi xe của Toyota là những bất ổn tại thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam.

Sự bùng nổ của thị trường vài năm trở lại đây cùng với sự dễ dãi đến khó tin của nhiều người tiêu dùng đã góp phần “nặn” ra một nhóm (hẳn là) không nhỏ các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kiểu chộp giật. Với nhóm này, “bắt” được nhu cầu thị trường, họ chỉ cần tranh thủ kinh doanh theo kiểu mua đứt bán đoạn; rồi khi thị trường đi xuống, họ có thể âm thầm rút lui còn mọi chuyện hậu sự khách hàng tự chịu trách nhiệm.

Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc

http://www.tuyengiao.vn/Home/cuocsongso112/2009/1/5670.aspx
Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc
9:7' 21/1/2009
Đ/c Trần Minh Tiến (giữa), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng, Trưởng đoàn nghiên cứu, khảo sát tại cơ quan thực thi Chính phủ điển tử thành phố Seoul, Hà Quốc

(TCTG) - Theo xếp hạng năm 2008 của Liên Hợp quốc về chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử, Hàn Quốc đứng thứ 3 trên 192 nước; là nước châu Á duy nhất lọt vào tốp 10, đứng thứ 2 về chỉ số sẵn sàng tham gia (tức là mức độ quan tâm, tham gia của người dân đối với các dịch vụ và các hoạt động của chính phủ). Hệ thống Chính phủ điện tử của Hàn Quốc tiếp tục được xếp hạng hàng đầu thế giới năm thứ 3 liên tiếp. Số thuê bao internet băng thông rộng đạt 15.060.000; Số người sử dụng Internet đạt 35.360.000 người; Số thuê bao di động đạt 44.980.000; Giá trị giao dịch điện tử đạt 517 nghìn tỷ Won; Số thuê bao sử dụng dịch vụ Ngân hàng Internet đạt 48.720.000... Hàn Quốc đang trở thành quốc gia số một thế giới về tỷ lệ phổ cập Internet cáp quang.


Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) phát triển mạnh, thẩm thấu và trở thành bộ phận hữu cơ trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thúc đẩy xã hội chuyển sang xã hội thông tin, kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế tri thức. Để bắt kịp với xu thế phát triển này, tháng 6/2008, Chính phủ Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Li Miêng Pắc đã công bố “Tầm nhìn và những Chiến lược mới về thông tin hóa Quốc gia”. Tầm nhìn tổng quát là “Hoàn thiện xã hội tri thức thông tin tiên tiến bằng sức sáng tạo và niềm tin” với 5 mục tiêu và 4 chiến lược hành động. Từ đó, Chính phủ đã thay đổi hệ thống quản lý nhà nước, hình thành các bộ, ngành theo hướng tập trung đưa đất nước phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Tham gia chỉ đạo quá trình tin học hóa quốc gia hiện nay chỉ có 8 cơ quan là:

1- Ủy ban Thúc đẩy tin học hóa, là cơ quan cao nhất được thành lập theo Luật thúc đẩy tin học hóa, do Thủ tướng đứng đầu.

2- Bộ Hành chính công và An ninh, là cơ quan thực hiện các chức năng quản lý tổng thể về chính sách tin học hóa quốc gia, xử lý các ý kiến phản ứng, phát triển chính phủ điện tử.

3- Bộ Kinh tế Tri thức, là cơ quan quản lý các chính sách về thông tin viễn thông bao gồm mở rộng thương mại điện tử, tin học hóa ngành công nghiệp, phát hiện và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới.

4- Uỷ ban Truyền thông Hàn Quốc, là tổ chức quản lý các chính sách phát thanh, truyền thông, Internet và hội tụ khắp mọi nơi.

5- Cục Xã hội Thông tin Quốc gia, là cơ quan đặc biệt giữ nhiều vai trò chủ chốt về tin học hóa quốc gia, hỗ trợ công nghệ và chính sách về CNTT&TT.

6- Cơ quan Cơ hội số và Thúc đẩy của Hàn Quốc, là một tổ chức đặc biệt chuyên hỗ trợ phổ biến CNTT&TT khắp mọi nơi nhằm loại trừ khoảng cách số trong nước và quốc tế cũng như thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin tri thức trong nước.

7- Cục An ninh Thông tin Hàn Quốc, là tổ chức quản lý các chính sách về an ninh thông tin của Hàn Quốc.

8- Cục Phát triển Internet Quốc gia, là tổ chức bảo đảm an ninh và quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu tên miền Internet.

Giai đoạn 2003-2007, mô hình Chính phủ điện tử của Hàn Quốc đã giành được nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế như : KISS (giải thưởng dịch vụ công của Liên hợp quốc - 2007), INVIL (Giải thưởng diễn đàn Chính phủ điện tửthế giới - 2006), KONEPS (2006); Khối OECD (Dịch vụ thuế tại nhà HTS - 2006),… . Nhờ triển khai Chính phủ điện tử nên Hàn Quốc đã tinh giảm khoảng 9.000 biên chế ở 9 lĩnh vực, tiết kiệm được khoảng 18 tỉ won. Một số điển hình trong giai đoạn này của Chính phủ điện tử Hàn Quốc là :

- Dịch vụ phục vụ công dân trực tuyến – Kết quả: Giải đáp trực tuyến 4.400 loại câu hỏi, cung cấp 592 mẫu đơn các loại về đăng ký kinh doanh, sản xuất, nộp thế… Cấp phép trực tuyến 34 loại. Năm 2007 có trên 15 triệu đơn đăng ký các loại nộp qua mạng, cấp trên 7 triệu giấy phép. Trong việc giải quyết các thủ tục hành chính với công dân: thời gian giảm từ 12 ngày (2005) xuống còn 6,5 ngày (2007), các thủ tục có nhiều cơ quan tham gia giải quyết giảm từ 44 cơ quan (2005) xuống còn 22 cơ quan (2007), mức độ hài lòng của công dân năm 2007 là 45,9%.

- Hệ thống chia sẻ thông tin chính phủ. Kết quả: Các cơ quan chính phủ chia sẻ 66 dạng thông tin quản lý hành chính như nơi cư trú, tài sản, xe, loại hình kinh doanh… Tháng 3/2008 đã có 347 tổ chức tham gia (thuộc chính phủ là 281) với trên 27 triệu thông tin.

- Dịch vụ mua hàng qua mạng. Kết quả: Có khoảng 35.000 tổ chức công và 170.000 công ty đăng ký sử dụng theo nguyên tắc đăng ký một lần, tiết kiệm được 4,5 tỉ USD mỗi năm, thời gian đấu thầu giảm từ nửa ngày xuống còn 1 phút, độ minh bạch cao.

- Dịch vụ hải quan điện tử. Kết quả: Thủ tục xuất khẩu giảm còn 2 phút, nhập khẩu còn 1 giờ 30 phút, nhập cảnh còn 25 phút, tiết kiệm 2,5 tỉ USD mỗi năm.

- Đào tạo và học tập trên mạng. Kết quả: 100% các trường từ bậc tiểu học và phổ thông đã được nối mạng tốc độ cao ở mức E1, cứ 5 học sinh có 1 máy tính. Có hơn 8.000 loại hình đào tạo trên mạng. Cung cấp các thủ tục trực tuyến về đào tạo.

Từ năm 2006, các thuật ngữ về Chính phủ điện tử của Hàn Quốc đã chuyển từ tiếp đầu ngữ (e-) sang (u- là chữ viết tắt của ubiquitous), hàm nghĩa là khắp mọi nơi, đâu đâu cũng có, ví dụ u-Government, u-City, u-School, u-Learning, u-Trade Hub… Một số mô hình điển hình về Chính phủ khắp mọi nơi là:

Seoul khắp mọi nơi (u-Seoul): Thủ đô Seoul từ năm 2003 đã có kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử, đến năm 2005 đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng hệ thống Chính phủ điện tử thủ đô Seoul gồm: dịch vụ một lần nhấp chuột, trung tâm dữ liệu Seoul, hệ thống quảng bá Chính phủ điện tử thủ đô Seoul. Năm 2007 đã được gọi là u-Seoul với sự tham gia khắp mọi nơi của người dân qua các hệ thống như: dịch vụ tương tác và tuỳ biến, hệ thống quản lý đô thị trên cơ sở sử dụng hệ thống thông tin bản đồ GIS và các dịch vụ khắp mọi nơi khác. Mục tiêu đến năm 2010 của u-Seoul là hiện thực hóa Chính phủ điện tử và dân chủ điện tử, hệ thống quản lý đô thị thông minh trên cơ sở sử dụng hệ thống thông tin bản đồ (GIS), siêu xa lộ thông tin Chính phủ điện tử thành phố Seoul (u-Seoul Net).

Trung tâm thương mại khắp mọi nơi (u-Trade Hub) là một hệ thống thương mại điện tử cung cấp cho các công ty thương mại toàn bộ các nghiệp vụ thương mại, giảm bớt các tài liệu điện tử và các thủ tục phân phối, tiết kiệm và giảm nhân sự. Hiện tại hệ thống này của Hàn Quốc đã cung cấp 301 loại dịch vụ, liên kết tới 39 ngân hàng, 9.477 công ty thương mại, 53 tổ chức liên quan khác.

Qua những trải nghiệm thực tế về mô hình Chính phủ điện tử của Hàn Quốc, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề cơ bản sau:

1. Kiến trúc công nghệ thông tin (ITA): do nhận thức được những thiếu sót trong chương trình Chính phủ điện tử giai đoạn 1 đều do chưa có kiến trúc CNTT quốc gia thống nhất nên tháng 12/2005 Quốc hội Hàn Quốc mới ban hành luật “Xây dựng và duy trì có hiệu quả hệ thống thông tin quốc gia” để triển khai kiến trúc CNTT quốc gia. Kiến trúc CNTT được xem là trọng tâm của chương trình Chính phủ điện tử giai đoạn 2 của Hàn Quốc, nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư về CNTT&TT, giảm đầu tư trùng lắp và tăng khả năng tích hợp. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là triển khai thử nghiệm từng bước: Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Nội vụ (2004), Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2005) sau đó mới mở rộng kiến trúc CNTT quốc gia đến tất cả các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đồng thời với việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư về kiến trúc CNTT quốc gia để tăng cường năng lực về kiến trúc CNTT trong các cơ quan nhà nước, Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các diễn đàn về kiến trúc CNTT...

2. Môi trường chính sách

Những chính sách về Chính phủ điện tử của Hàn Quốc tập trung nâng cao khuôn khổ pháp lý để tiến tới số hóa tất cả các hoạt động của chính phủ, phát triển các yếu tố cơ sở cho Chính phủ điện tử, phát triển các ngành nghề mới liên quan đến Chính phủ điện tử (đào tạo trực tuyến, y tế trực tuyến…), số hóa các ngành nghề, củng cố các dịch vụ sử dụng CNTT&TT. Chính phủ Hàn Quốc đã thiết kế nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợ phát triển 3 yếu tố cơ bản là công nghệ, nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn Chính phủ điện tử như: chương trình hỗ trợ phát triển tích hợp, ứng dụng và công nghệ cơ bản; lập "Bản đồ công nghệ" phản ánh những xu hướng công nghệ trên thế giới và trong nước; "Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Chính phủ điện tử”, hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình điện tử, đào tạo nhân lực cho địa phương, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia, hỗ trợ học chương trình thạc sỹ tại nước ngoài…

3. Hỗ trợ doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình tin học hóa do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống Chính phủ vì doanh nghiệp, cổng dịch vụ một cửa dành cho doanh nghiệp: u-Trade Hub, dịch vụ hải quan điện tử, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp một lần…

4. Quan tâm đến lợi ích người dân

Chính phủ điện tử sẽ không thể thành công nếu như người dân không nhìn thấy được lợi ích của họ trong đó. Giai đoạn 1987-1995, Hàn Quốc chú trọng vào xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia tạo thành một cơ sở dữ liệu nền tảng và hình thành thói quen tra cứu thông tin liên quan đến Chính phủ qua mạng. Giai đoạn 1995-2001, các dịch vụ hành chính công của Chính phủ Hàn Quốc đã được đưa dần lên mạng Internet, tập cho người dân thói quen làm việc theo các cơ chế “một cửa” và phong cách làm việc không giấy với nền tảng quan trọng là ban hành Luật khuyến khích tin học hóa dịch vụ hành chính (1995). Từ năm 2001, Hàn Quốc phát triển các dịch vụ và thủ tục tương tác với người dân, từ đó hình thành một mối quan hệ mật thiết giữa các mô hình Chính phủ vì người dân, Chính phủ vì doanh nghiệp và Chính phủ vì Chính phủ.

5. Cơ chế tài chính cho các dự án CNTT&TT

Ngân sách cho các dự án tin học hóa và Chính phủ điện tử của Hàn Quốc được cấp chủ yếu từ ba nguồn:

- Ngân sách chung cho các dự án tin học hóa: được phân bổ trong ngân sách đầu tư và chi thường xuyên của mỗi bộ, ngành và địa phương theo kế hoạch hàng năm.

- Ngân sách cho các dự án thuộc chương trình Chính phủ điện tử: tập trung tại Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ giám sát. Cục Xã hội thông tin Quốc gia (NIA) trực tiếp quản lý và sử dụng vào các dự án tin học hóa mang tính liên bộ, ngành và địa phương.

- Quỹ Thúc đẩy tin học hóa: do Bộ trưởng Bộ Hành chính và An ninh công (MOPAS) toàn quyền quyết định. Quỹ này sử dụng vốn cho vay của chính phủ, đóng góp theo tỷ lệ doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông và lợi nhuận do hoạt động đầu tư của quỹ mang lại.

6. Nguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai trong cải cách hành chính

Công cuộc cải cách chế độ công vụ và công chức của Hàn Quốc được triển khai theo hướng đổi mới cơ chế tuyển dụng, đưa yếu tố cạnh tranh vào chế độ tuyển dụng trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai; đồng thời, xây dựng cơ chế đánh giá công chức gắn với điều chỉnh hợp lý hóa chế độ tiền lương. Đến nay, bình quân 1.000 dân chỉ cần 27 công chức nhờ ứng dụng Chính phủ điện tử kết nối mạng trực tuyến từ trung ương đến địa phương và ngược lại, 100% công việc liên quan đến thủ tục hành chính được thực hiện trên máy tính. Người dân không phải đến các cơ quan nhà nước để giải quyết các thủ tục.

7. Vai trò lãnh đạo

Ủy ban Thúc đầy tin học hóa (IPC), là cơ quan cao nhất do Thủ tướng đứng đầu, 24 Bộ trưởng là ủy viên, thường trực là Bộ hành chính và an ninh công . Ban Điều hành thuộc IPC là 24 Thứ trưởng, Ban Tư vấn gồm các thành viên là chuyên gia và đại diện doanh nghiệp.

Giai đoạn 1998-2002 dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Kim Tê Chung, Hàn Quốc đã xây dựng thành công cơ sở hạ tầng CNTT&TT, nền tảng cơ bản của giai đoạn là “trực tuyến”. Giai đoạn 2003-2007, Tổng thống Rô Mu Hiên đẩy mạnh quá trình tin học hóa, nền tảng cơ bản là “Internet” dần chuyển sang “khắp mọi nơi”. Tổng thống Li Miêng Pắc mới lên nắm quyền tháng 2/2008 đã ban bố chiến lược tin học hóa quốc gia mới với mục tiêu mở rộng nhiều loại hình dịch vụ điện tử, nền tảng cơ bản của giai đoạn 2008-2012 là “tri thức”.

Tại Việt Nam, công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử đang thực hiện triển khai ở những bước ban đầu, chúng ta có thể tham khảo ở mô hình của Hàn Quốc một số điểm sau:

- Cần có tầm nhìn và chiến lược bắt kịp với xu thế thời đại, xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức, theo đó đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy quản lý nhà nước cho phù hợp để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đề ra.

- Cơ sở hạ tầng phải hiện đại, đi trước một bước bắt kịp với xu thế hội tụ và phải được đầu tư đúng mức.

- Thông tin hóa, xây dựng xã hội thông tin là nhiệm vụ của quốc gia, người dân và chính phủ phải cộng tác chặt chẽ, tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài của đất nước .

- Để thực hiện thông tin hóa có hiệu quả cần có kiến trúc CNTT quốc gia, chuẩn thông tin và chuẩn công nghệ, triển khai từng bước vững chắc.

- Xây dựng Chính phủ điện tử phải đi đôi với việc cải cách đổi mới các hoạt động của chính phủ và phải lấy người dân, hướng tới hiệu quả sử dụng làm trung tâm.

- Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, tuy mặt bằng trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau song nhiều kinh nghiệm của Hàn Quốc có thể nghiên cứu để điều chỉnh, vận dụng vào nước ta, vào hệ thống ứng dụng CNTT&TT trong các cơ quan Đảng.

(Nguyễn Phương Anh - Uỷ viên chuyên trách Ban Thư ký,
Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng)

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Để tránh lạm dụng tuyên hợp đồng vô hiệu

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/30699/
(TBKTSG) - Tiếp theo vấn đề hợp đồng phù hợp hay vô hiệu của TBKTSG số 9-2010 ra ngày 25-2-2010, bài viết này của TS. Nguyễn Quốc Vinh sẽ phân tích về nguồn gốc học thuyết yêu cầu pháp nhân phải kinh doanh trong phạm vi đang ký kinh doanh (ĐKKD) trên thế giới, lược sử áp dụng quy định tại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị để giải quyết vấn đề này.

Nguồn gốc của học thuyết ultra vires

Học thuyết yêu cầu doanh nghiệp phải kinh doanh trong phạm vi ĐKKD và trong văn kiện thành lập công ty, bao gồm điều lệ (Articles of Association) và thỏa thuận thành lập (Memorandum of Association), được hiểu chung trên thế giới là học thuyết về ultra vires (doctrine of ultra vires).

Học thuyết này có nguồn gốc từ nước Anh. “Ultra” theo tiếng La tinh có nghĩa là vượt quá còn “vires” có nghĩa là thẩm quyền của một người. Học thuyết được áp dụng phổ biến nhất trong pháp luật công ty với nghĩa là hành vi vượt quá phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mà đã được nêu trong văn kiện thành lập công ty.

Về lịch sử, học thuyết ultra vires được áp dụng đầu tiên tại Anh đối với công ty thành lập theo các đạo luật của Nghị viện (Acts of Parliament). Tuy nhiên, học thuyết chỉ bắt đầu được áp dụng phổ biến sau sự ban hành Đạo luật về công ty cổ phần năm 1856 (Joint Stock Company Act 1856).

Khi ban hành đạo luật này, các nhà lập pháp Anh quốc có suy nghĩ rằng một khi cho phép trách nhiệm của cổ đông là hữu hạn thì chủ nợ của công ty sẽ không được đảm bảo. Bởi vì, cổ đông trong công ty có thể lạm dụng địa vị trách nhiệm hữu hạn để trốn tránh trách nhiệm cá nhân của mình. Vì lẽ đó, để bảo vệ chủ nợ và cổ đông tương lai, đạo luật về công ty cổ phần 1856 yêu cầu rằng trong thỏa thuận thành lập, các cổ đông phải có điều khoản về phạm vi hoạt động (object clause) của công ty, trong đó liệt kê các lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Bằng cách này, một chủ nợ hoặc một cổ đông tương lai có thể tham chiếu đến điều khoản về phạm vi hoạt động để biết phạm vi hoạt động của công ty và quyết định có cho nợ hoặc đầu tư vào công ty hay không. Nếu công ty có hành vi vượt quá phạm vi hoạt động đã quy định thì chủ nợ hoặc cổ đông có quyền yêu cầu tòa án ra lệnh yêu cầu công ty chấm dứt hành vi vượt quá thẩm quyền hoặc yêu cầu giải thể công ty. Đối với giao dịch vượt quá thẩm quyền đã giao kết với bên thứ ba, cổ đông hoặc chủ nợ có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu giao dịch với bên thứ ba.

Tuy nhiên, ngay từ khi học thuyết ultra vires được áp dụng thì nó đã bộc lộ ngay những nhược điểm của mình vì học thuyết hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những người điều hành doanh nghiệp hoặc bên đối tác luôn phải xác định xem hành vi của doanh nghiệp có nằm trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hay không.

Ngoài ra, một nhược điểm khác của học thuyết là một bên ác ý luôn có thể lạm dụng học thuyết để yêu cầu vô hiệu hợp đồng, khiến học thuyết trở thành một cái bẫy cho những bên ngay tình. Chính bản thân tòa án Anh Quốc cũng nhận thấy sự bất hợp lý của quy định mà những án lệ sau đó, tòa án bằng cách này hay cách khác giảm thiểu đi tính hà khắc của học thuyết ultra vires mà chính tòa đã áp dụng.

Vì những lẽ trên mà Anh Quốc đã thực hiện một loạt những sửa đổi trong luật công ty của mình để loại bỏ ảnh hưởng bất lợi của học thuyết. Những sửa đổi lớn đối với học thuyết được thực hiện tại Đạo luật về công ty (Companies Act) vào những năm 1948, 1985 và 1989. Trong đó những sửa đổi tại Đạo luật về công ty 1989 được coi là triệt để nhất.

Điều 35.1, Đạo luật về công ty 1989 quy định rằng: “Tính có hiệu lực của một hành vi của công ty không bị ảnh hưởng bởi lý do rằng công ty không có thẩm quyền thực hiện hành vi đó như được quy định tại thỏa thuận thành lập công ty”.

Theo quy định trên dù công ty có hay không quy định tại văn kiện thành lập phạm vi hoạt động, kinh doanh của mình nhưng quy định này sẽ không có hiệu lực khi công ty thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Nói cách khác, nhằm để bảo vệ bên ngay tình và tính an toàn của giao dịch, nhà lập pháp quy định giao dịch với bên thứ ba vẫn có hiệu lực dù giao dịch này vượt quá lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, mặc dù thừa nhận tính có hiệu lực của giao dịch với bên thứ ba, các nhà lập pháp Anh vẫn cho phép học thuyết có giá trị ràng buộc trong nội bộ công ty. Giả sử các cổ đông trong văn kiện thành lập vẫn quy định về phạm vi hoạt động của công ty mà người đại diện cho công ty lại hành động vượt quá phạm vi này, gây thiệt hại cho công ty hay chủ nợ thì người đại diện sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với cổ đông hoặc chủ nợ công ty. Cổ đông hay chủ nợ khác có quyền kiện đòi người đại diện công ty cho hành vi ultra vires được thực hiện bởi người này.

Học thuyết ultra vires tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Ở Việt Nam, yêu cầu về doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi ĐKKD được đề cập đầu tiên tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (HĐKT) 1989. Điều 8.1(b) pháp lệnh này quy định rằng hợp đồng sẽ vô hiệu toàn bộ nếu “Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật…”.

Tiếp theo đó, Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995 quy định rằng một pháp nhân “phải hoạt động đúng mục đích [mà nó được thành lập]”. Quy định này là một quy định bắt buộc, việc vi phạm sẽ mang đến hậu quả, trong phạm vi giao dịch dân sự/kinh tế, là hợp đồng vô hiệu.

Luật Doanh nghiệp 1999 (LDN 1999) cũng quy định rằng doanh nghiệp có nghĩa vụ “hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký”. Luật có quy định về hậu quả hành chính đối với hành vi vi phạm. Hậu quả về mặt pháp luật dân sự (giao dịch có vô hiệu hay không) luật không đề cập tới.

Các nhà làm luật Việt Nam không giải thích vì sao họ đặt ra các yêu cầu trên. Vì vậy, thật khó mà xác định được ý chí đích thực của nhà làm luật. Trong một bài nghiên cứu của mình về học thuyết ultra vires tại các nước theo hệ thống kinh tế XHCN, hai nhà nghiên cứu người Trung Quốc đã chứng minh rằng việc quy định doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi ĐKKD có nguồn gốc là nhằm để bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo đúng các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế của nhà nước giao cho mình.

Kể từ thời điểm ban hành Pháp lệnh HĐKT và BLDS 1995, quy định yêu cầu doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi ĐKKD cũng đã tạo ra rất nhiều phiền toái cho doanh nghiệp làm ăn đứng đắn. Bên ác ý luôn viện đến quy định này để trốn tránh trách nhiệm trả nợ của mình. Tòa án đã vô hiệu rất nhiều hợp đồng chỉ vì doanh nghiệp vi phạm quy định này. Nhận thức được sự vô lý của quy định, TAND tối cao trong Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP đã nới lỏng tính hà khắc của quy định bằng việc cho phép bên không ĐKKD nếu đã bổ sung ĐKKD trước khi xảy ra tranh chấp (tất nhiên sau khi hợp đồng được giao kết) thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Với việc ban hành BLDS 2005 và Luật Thương mại 2005 đã thay thế BLDS 1995 và Pháp lệnh HĐKT, hậu quả vô hiệu tại các văn bản trên đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn giữ nguyên điều khoản yêu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động trong phạm vi ĐKKD tại điều 9.1 của mình. Quy định này là tiền đề cho việc sự trở lại của hậu quả hợp đồng vô hiệu do doanh nghiệp vi phạm phạm vi ĐKKD mà các vụ án gần đây là ví dụ.

Để tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh và bảo vệ bên ngay tình, các nhà làm luật Việt Nam, vì lẽ đó, cần phải quy định triệt để về hậu quả dân sự của yêu cầu kinh doanh trong phạm vi ĐKKD. Giao dịch vượt quá phạm vi ĐKKD có vô hiệu hay không? Trường hợp nào thì vô hiệu và vì sao lại vô hiệu?

Để tìm giải pháp cho hậu quả hợp đồng của giao dịch vượt quá ĐKKD, các nhà lập pháp và thẩm phán Việt Nam cần xem xét đến giải pháp của Anh Quốc, nơi nguyên xứ của học thuyết ultra vires, để hiểu căn nguyên, diễn biến và thực tế áp dụng của học thuyết. Như nói ở trên, giải pháp tại nước này là trong mọi truờng hợp, giao dịch với bên thứ ba vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, chủ nợ, nếu giám đốc hoặc hội đồng quản trị/hội đồng thành viên có hành vi vượt quá phạm vi ĐKKD mà gây thiệt hại cho cổ đông, chủ nợ thì cổ đông, chủ nợ có quyền yêu cầu những người này chịu trách nhiệm bồi thường cho mình. Đây là hậu quả dân sự của hành vi vi phạm ĐKKD.

Còn về hậu quả hành chính của hành vi vi phạm yêu cầu ĐKKD do nhà nước đặt ra. Hành vi vi phạm sẽ phải chịu chế tài hành chính, ví dụ, phạt tiền.

Ở đây có điểm lưu ý quan trọng. Như trên đã nói, một hợp đồng vi phạm yêu cầu về ĐKKD không đương nhiên bị vô hiệu mà các bên chỉ phải chịu chế tài hành chính. Tuy nhiên, hợp đồng này sẽ vô hiệu nếu yêu cầu ĐKKD cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào đó được đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích công cộng/trật tự công cộng.

Lợi ích công cộng được thừa nhận chung trên thế giới là hạn hẹp các vấn đề sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, quyền cơ bản hiến định của một con người... Lợi ích này tách biệt với lợi ích quản lý hành chính (yêu cầu mang tính khai báo của ĐKKD chung) của cơ quan nhà nước. Vai trò của tòa án trong một vụ án là xác định khách thể bị xâm phạm có phải là lợi ích công cộng hay chỉ là lợi ích quản lý hành chính để quyết định hậu quả giao dịch.

Trong khi chờ đợi sự thay đổi từ cơ quan có thẩm quyền, về phần mình các doanh nghiệp cũng nên tự bảo vệ bằng cách kiểm tra lại nội dung ĐKKD của mình và của đối tác trước khi tiến hành một giao dịch để tránh hậu quả vô hiệu đáng tiếc.

Phù hợp hay vô hiệu?

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/30366/
Nguyên Tấn
Thứ Hai, 1/3/2010, 10:40 (GMT+7)

Nguyên Tấn

(TBKTSG) - Một vụ việc tranh chấp khá đơn giản nhưng gây tranh cãi khi tòa cấp sơ thẩm công nhận hợp đồng ký kết giữa các bên là phù hợp pháp luật; ngược lại tòa cấp phúc thẩm thì tuyên hợp đồng ấy là vô hiệu.

Sơ thẩm một đằng, phúc thẩm một nẻo

Năm 2008, vợ chồng ông A (*) - chủ một doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ thuê Công ty TNHH B(*) làm đại diện ủy quyền để thay mặt mình đàm phán, thương thuyết, giải quyết trục trặc trong một thương vụ chuyển nhượng đất đai có giá trị lên tới 50 tỉ đồng mà vợ chồng ông A là bên nhận chuyển nhượng. Vợ chồng ông A đồng ý trả cho Công ty TNHH B khoản chi phí dịch vụ số tiền cũng không nhỏ: 300 triệu đồng!

Trong lúc công việc ủy quyền đang được tiến hành theo thỏa thuận thì bất ngờ vợ chồng ông A cắt hợp đồng, đồng thời đâm đơn kiện đòi lại số tiền trên với lý do Công ty TNHH B không có chức năng để thực hiện dịch vụ nói trên.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 27-8-2009, TAND quận Phú Nhuận xác định: hợp đồng giữa vợ chồng ông A và Công ty TNHH B “là hợp đồng dân sự về dịch vụ phù hợp về hình thức lẫn nội dung được quy định tại Bộ luật Dân sự”. Việc nguyên đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm thỏa thuận mà các bên đã ký kết. Trên cơ sở phân tích này, án sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi lại số tiền 300 triệu của vợ chồng ông A.

Vị trí đặt quảng cáo

Thế nhưng, ở cấp phúc thẩm phiên tòa ngày 10-12-2009 lại xử theo hướng hoàn toàn ngược lại mà phần thắng thuộc về bên nguyên đơn.

Án phúc thẩm lập luận rằng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH B được phép kinh doanh các ngành nghề như tư vấn đầu tư, tư vấn kinh tế, dịch vụ thương mại, kinh doanh nhà, xây dựng nhà và nhiều ngành nghề khác nhưng không có ngành nghề nào như hợp đồng dịch vụ đã ký với ông bà A (tức đại diện ủy quyền). Các dịch vụ thương mại theo Luật Thương mại cũng không có nội dung nào quy định như hợp đồng các bên đã ký kết.

Trong khi đó, khoản 1, điều 9, Luật Doanh nghiệp quy định: doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, hợp đồng ký kết giữa Công ty TNHH B và ông bà A đã bị vô hiệu do vi phạm quy định nói trên; phía bị đơn đã nhận của nguyên đơn 300 triệu đồng nên phải hoàn trả lại.

Tuy nhiên, tòa cấp phúc thẩm lại xét rằng thực tế bị đơn đã làm một số việc cho nguyên đơn nên yêu cầu nguyên đơn phải trả cho bị đơn 10% giá trị hợp đồng (tức bằng 30 triệu đồng).

Không phải là điều cấm?

Vụ việc nói trên đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi. Theo TS. Nguyễn Quốc Vinh, giảng viên Học viện Tư pháp, việc kinh doanh không đúng trong phạm vi đăng ký kinh doanh có thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật hay không đang là vấn đề chưa được nhìn nhận thống nhất, kể cả riêng trong giới tòa án tại Việt Nam. “Tôi có trong tay một số bản án gần đây của tòa án TPHCM với nội dung tranh chấp tương tự nhưng tòa án vẫn công nhận và không tuyên hợp đồng do công ty ký là vô hiệu”- ông Vinh cho biết.

Theo ông Vinh, vi phạm khoản 1, điều 9, Luật Doanh nghiệp, tức kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký không thể xem là vi phạm điều cấm của pháp luật. Bởi kinh doanh nay đã được thừa nhận là quyền của doanh nghiệp. Việc đăng ký với cơ quan nhà nước ở đây chỉ mang tính khai báo, không mang tính thừa nhận một doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” theo Nghị định 06/2008/NĐ-CP hoặc Nghị định 53/2007/NĐ-CP.

Ngược lại, đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện việc đăng ký và giấy phép kèm theo (nếu cần) mang tính thừa nhận một doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh. Lúc này vi phạm hợp đồng mới có thể bị vô hiệu.

Việc tuyên vô hiệu hay không trong trường hợp này thẩm phán phải xét đến khách thể bị xâm phạm là ai. Nếu khách thể bị xâm phạm là lợi ích công cộng, ví dụ sức khỏe cộng đồng, trật tự xã hội hay an ninh quốc gia, thì tòa án có quyền tuyên vô hiệu. Nếu khách thể bị xâm phạm nằm ngoài phạm vi trên, tòa án cần thừa nhận nó. Tuy nhiên, việc vi phạm nghĩa vụ đăng ký thì trong mọi trường hợp phải bị phạt hành chính, để thể hiện sự nghiêm minh và răn đe của pháp luật.

Đây là chuẩn mực chung tại các nước phát triển bởi vì người ta muốn tách bạch giữa quyền kinh doanh của cá nhân, thuộc phạm trù luật dân sự, và quy định quản lý nhà nước như yêu cầu đăng ký kinh doanh, vốn thuộc phạm trù pháp luật hành chính. Không đương nhiên và nhất thiết việc vi phạm pháp luật hành chính lại có thể vô hiệu một hợp đồng vốn thuộc sự điều chỉnh của pháp luật tư (dân sự/thương mại). Trở lại với vụ án về dịch vụ trên, dịch vụ đại diện ủy quyền không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cũng theo chuyên gia này, điều cấm đối với doanh nghiệp nếu có phải là tại điều 11, Luật Doanh nghiệp quy định về “các hành vi bị cấm”. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây lại không có hành vi bị cấm nào là kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký. Hơn nữa, hợp đồng vừa bị tuyên vô hiệu nhưng tòa án lại gián tiếp công nhận hợp đồng đó khi cho bị đơn hưởng 10% giá trị hợp đồng là mâu thuẫn.

Trao đổi với TBKTSG, một thẩm phán của TAND TPHCM, cũng cho biết để xác định điều cấm của pháp luật khi xét xử tòa án thường căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, trong đó phải quy định rõ những hành vi nào bị cấm.

Một cách dè dặt, TS. Đỗ Văn Đại, giảng viên Đại học Luật TPHCM, cho rằng trong trường hợp này tòa án có thể tuyên hoặc không tuyên hợp đồng vô hiệu nhưng “không tuyên thì phù hợp hơn” vì theo ông hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký không phải là vi phạm điều cấm của pháp luật.

“Ở Pháp, với những vụ tương tự tòa án vẫn công nhận hợp đồng giữa các bên dựa trên nguyên tắc cái gì luật không cấm thì doanh nghiệp được làm” - ông Đại cho biết. Mặt khác, các bên đã tự nguyện giao kết hợp đồng, nay chỉ vì một lỗi thông thường mà hợp đồng bị vô hiệu thì khác gì khuyến khích cho một bên bội ước? Rộng ra, theo TS. Đại, đây là một tiền lệ không tốt, khuyến khích cho cả bên không đăng ký kinh doanh bội ước bằng cách sau khi ký hợp đồng yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu để nhằm hưởng lợi.

TS. Nguyễn Đình Cung, người giữ vai trò chấp bút chính trong việc soạn thảo Luật Doanh nghiệp, cũng khẳng định khoản 1, điều 9, Luật Doanh nghiệp không phải là điều cấm đối với doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì đạo luật này được thiết kế theo hướng tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh kể cả khi chưa làm xong thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Ông cũng đồng ý quan điểm là điều cấm đối với doanh nghiệp chính là các quy định tại điều 11, Luật Doanh nghiệp, cụ thể như: hoạt động lừa đảo; kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện theo quy định…

Mở rộng vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Vinh đề xuất lẽ ra nếu cơ quan soạn thảo có ý như trên thì khoản 1, điều 9, Luật Doanh nghiệp nên được quy định cụ thể hơn, tức là trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không đúng phạm vi đăng ký kinh doanh thì hậu quả (về mặt hợp đồng) sẽ ra sao.

“Nếu không thì điều luật trên sẽ giống như một cái án treo và thẩm phán hoặc một bên hợp đồng nếu có ác ý thì cứ tha hồ lạm dụng” - ông Vinh nói.Vấn đề băn khoăn nữa là hiện nay dịch vụ đại diện ủy quyền cũng như nhiều ngành nghề khác không có trong danh mục ngành kinh tế quốc dân. Như vậy, doanh nghiệp muốn đăng ký để kinh doanh ngành nghề sẽ không được chấp nhận trong khi đây là một nhu cầu thường xuyên diễn ra. Nếu không đăng ký được thì với cách hiểu của tòa không biết bao nhiêu hợp đồng trên toàn quốc sẽ bị vô hiệu, một luật sư khẳng định.

______________________

(*) Tên đương sự đã được thay đổi