Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

More harm than good?

http://www.economist.com/science-technology/displaystory.cfm?story_id=15905837&source=hptextfeature
Patenting genes is bad for diagnosis

Apr 15th 2010 | NEW YORK | From The Economist print edition
INNOVATORS deserve to be rewarded for their labours. That basic principle underpins patent law, which offers temporary market monopolies to those who come up with useful inventions. But in the case of gene patents America has been too generous in its application of that sensible principle, according to a set of studies published this week in Genetics in Medicine.

Normally, patents are not granted for naturally occurring phenomena or laws of nature. Nonetheless the American patent office controversially allowed firms to patent diagnostics involving single genes. This has permitted firms to create genetic tests that command monopolies over testing for various diseases. The most famous of these tests involve BRCA1 and BRCA2, two genes with variants linked to increased risk of breast and ovarian cancers.

Defenders of such exclusive gene patents remain unbowed by criticism. But chinks are appearing in their armour. In February a government-appointed committee of experts recommended that America liberalise its patent regime for genes, especially for genetic tests “for patient care purposes”. And at the end of March a federal court issued a bombshell ruling: the patents held by Myriad Genetics, a biotechnology firm, on the BRCA genes within the United States are, it said, “unsustainable as a matter of law”.

In addition, the studies published this week suggest that granting exclusive rights over genes may be doing more harm than good. At the request of the American government, a team of researchers from Duke University, led by Robert Cook-Deegan, spent two years examining the country’s markets for genetic tests for diseases ranging from colon cancer to cystic fibrosis. The chief question they sought to answer is whether the intellectual property arrangements involved helped or hindered public access to those tests.

Their conclusion? That the rules hinder access. For example, where gene-testing monopolies do not accept the miserly reimbursements offered by Medicaid—the American government health scheme for the poor—the indigent suffer. Furthermore, the lack of a rival provider of tests to get a second opinion makes it impossible to ensure that results are accurate.

Even more striking is the claim made by the Duke researchers that patent exclusivity is not necessary to spur innovation in genetic testing. Dr Cook-Deegan argues that testing, unlike pricey drug development, has low barriers to entry and is relatively cheap, so a monopoly is not required to lure investors. As evidence, he points to the case of cystic fibrosis: unlike breast cancer, no monopoly patent blocks access to the relevant gene, and dozens of rival testing companies flourish.

George Church, a molecular geneticist at Harvard Medical School and a pioneer of whole-genome sequencing, is unpersuaded. Leaving aside the cystic fibrosis case, he says genetic testing benefits from incentives for innovation by luring in investors. He objects to the recommended reforms as “micro-manipulation of one small part of the patent system” that could have unintended consequences.

Still, the momentum appears to be favouring those who want reform of gene patents. Their grand hope is that the Myriad case, which is already under appeal by the firm at a higher court, will eventually be affirmed by America’s Supreme Court. Such legal arguments may take four or five years, by which time Myriad’s BRCA patents start expiring. Nonetheless, a ruling could be helpful. James Evans of the University of North Carolina thinks that granting patents on individual genes like BRCA leads to “fragmented ownership of the genome” that will interfere with the progress of whole-genome sequencing.

Dr Church could not disagree more. He says that when whole-genome sequencing arrives, single-gene patents will be of no use. When Myriad’s patents expire, the price of whole genome sequencing will have plunged so far towards $100 that it will no longer make sense to pay huge sums for a single-gene test anyway.

Nhân dân tệ lên giá và tác động đến Việt Nam

ANH QUÂN
21/04/2010 11:08 (GMT+7)
http://vneconomy.vn/20100420082930640P0C10/nhan-dan-te-len-gia-va-tac-dong-den-viet-nam.htm
Khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, sự “tổn thương” của các nền kinh tế hàng đầu đang tạo áp lực lớn đối với chính phủ Trung Quốc, đòi Nhân dân tệ lên giá.


Với việc VND được neo khá chặt vào USD, nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi. Và về lý thuyết, cán cân thương mại giữa hai nước - vốn lệch về phía Việt Nam do đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc - được kỳ vọng sẽ tái lập ở mức cân bằng hơn.

Nhìn trên góc độ tổng thể, ngoài quan hệ thương mại, tương quan nợ bằng đồng Nhân dân tệ của Việt Nam cũng có khả năng thay đổi, dù không nhiều, do chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng nợ nước ngoài của Chính phủ, tính đến cuối tháng 6/2009 (khoảng 178 triệu USD).

Hơn thế, có những lập luận cho rằng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ chịu tác động từ việc Nhân dân tệ lên giá, theo hướng Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam.

Vừa điều chỉnh vừa cân nhắc

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cả áp lực đòi Nhân dân tệ lên giá lẫn quá trình lên giá của đồng tiền này nều đang diễn ra trên thực tế.

Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng trì hoãn sự tăng giá Nhân dân tệ để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tiềm lực tài chính và tránh gây sốc cho nền kinh tế và xã hội, nên quá trình này đang diễn ra với tốc độ chậm.

Trước sức ép của các nước, Trung Quốc vẫn đang tỏ ra rất thận trọng, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhìn nhận.

“Việc tăng giá Nhân dân tệ có thể diễn ra vào quý 3 hoặc 4/2010, nhưng chỉ vào khoảng 4-5%, tương ứng từ 6,8 Nhân dân tệ/USD lên mức 6,5 Nhân dân tệ/USD. Thậm chí có ý kiến cho rằng không đến mức như vậy”, ông Thành nói với VnEconomy.

Giải thích cho điều này, ông Thành phân tích rằng Trung Quốc đang phải cân nhắc đến vấn đề lạm phát trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 2/2010 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, được cho là đang ở mức cao.

Hơn nữa, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào tháng 3 vừa rồi, lần đầu tiên Trung Quốc đã nhập siêu tới hơn 7,2 tỷ USD sau 6 năm liền liên tục xuất siêu. Điều này cũng được ông Thành lưu ý khi đề cập lý do chính phủ Trung Quốc thận trọng với việc lên giá Nhân dân tệ.

Lo khó cải thiện nhập siêu

Nhưng dường như, việc đồng Nhân dân tệ lên giá là điều khó tránh khỏi. Theo TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), do VND được "neo" khá chặt vào USD, nên nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi.

Và về lý thuyết, khi đồng Nhân dân tệ lên giá, sản phẩm của Trung Quốc sẽ giảm sức cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ đắt hơn tương ứng khi xuất khẩu sang Việt Nam. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn có chung nhận định rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, Việt Nam có điều kiện cải thiện mức nhập siêu lớn với Trung quốc, vẫn diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây.

Tuy nhiên, Viện trưởng Thiên lại cho rằng, việc tăng giá Nhân dân tệ không mang lại tác động tích cực một chiều cho thế giới như nhiều nước đang kỳ vọng. Ngay cả với các nền kinh tế đang nhập siêu từ Trung Quốc cũng vậy.

Bởi, phần đóng góp ‘thực” của Trung Quốc trong giá trị sản phẩm chỉ chiếm 20-30%, cùng lắm là 40-50%, do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ giá nhập khẩu đầu vào rẻ hơn. Tác động tiêu cực của tỷ giá chỉ gây áp lực lên phần “thực”, có thể đang ngày càng nhỏ đi.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, nhìn vào bản chất của việc Việt Nam đang nhập siêu lớn với Trung Quốc, thì phần cạnh tranh trực tiếp là hàng tiêu dùng cuối cùng không nhiều.

Vì nguyên nhân này, ông Thành cho rằng: “Đồng Nhân dân tệ lên giá thì thương mại Trung Quốc vào Việt Nam có thu hẹp, nhưng sẽ không đáng kể”.

Đầu tư từ Trung Quốc sẽ lớn hơn

“Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã hơn 3.500 USD và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đi khai thác thị trường nước ngoài, cũng như tại Việt Nam”, Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm phát biểu nhân sự kiện Sino Pharm, một doanh nghiệp dược phẩm lớn của nước này, cam kết đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc cuối tuần trước.

Trên thực tế, đã có hơn 800 dự án của quốc gia láng giềng này “bám rễ” ở Việt Nam, tính cho đến nay, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, tài nguyên phong phú và vị trí thuận tiện. Trong khi đó, có những nhận định cho rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, khối tài sản của Trung Quốc sẽ lớn lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

“Xu hướng lan tỏa cơ cấu theo kiểu "đội hình đàn sếu bay" từ Trung Quốc sang Việt Nam dưới tác động của việc đồng Nhân dân tệ lên giá là rất lớn, thậm chí, không tránh khỏi”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định như vậy.

TS. Võ Trí Thành giải thích thêm, khi đồng tiền đắt lên thì quốc gia đó có khuynh hướng đẩy đầu tư của họ ra nước ngoài, tới các thị trường rẻ hơn. “Nếu Nhân dân tệ lên giá thì có thể Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, đứng về dài hạn mà nói”, Phó viện trưởng CIEM khẳng định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, khi chấp nhận đầu tư từ Trung Quốc có những lý do để lo ngại. “Vì đầu tư của Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, có thể gây ô nhiễm môi trường...”, ông nói.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Tác động của việc đồng Nhân dân tệ tăng giá đến nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng to lớn. Với những nền kinh tế láng giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn, sự cảnh báo này càng tăng gấp bội. Nhận định này hàm ý rất rõ cho Việt Nam”.

* Trung Quốc đã rất nhanh chóng vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc để trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Năm 2008, mức nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11,11 tỷ USD; năm 2009 đạt 11,53 tỷ USD; 3 tháng đầu năm 2010 đạt 2,56 tỷ USD.

10 mặt hàng nhập khẩu chính đã chiếm khoảng 70% kim ngạch năm 2009: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 4.155 triệu USD; vải các loại 1.566 triệu USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.464 triệu USD; xăng dầu các loại 1.290 triệu USD; sắt thép các loại 816 triệu USD; phân bón các loại 596 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 407 triệu USD; hóa chất 399 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép 387 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô 314 triệu USD, theo nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Vi tín dụng bóc lột người nghèo

http://sgtt.com.vn/Quoc-te/121037/Vi-tin-dung-boc-lot-nguoi-ngheo.html

Muhammed Yunus, nhà kinh tế học kiêm chủ ngân hàng Grameen, đã đi tiên phong trong việc phát triển loại hình tín dụng vi mô cho người nghèo vay tại Bangladesh và nhờ đó ông đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2006. Vào năm 2005, ý tưởng cho vay trên được đánh giá như một ý tưởng cực kỳ xuất sắc tại Liên Hiệp Quốc.

Kiếm lời trên xương máu người nghèo

Nay ý tưởng đó đang biến thành công cụ đem lại miếng bánh béo bở mà nhiều nơi đang ra sức vơ vét của người nghèo. Một số ngân hàng chủ chốt trong lĩnh vực này thực hiện mức lãi suất và phí lên đến 100% và có trường hợp còn cao hơn thế.

Tình trạng này đang trở nên đáng báo động, chính kinh tế gia Yunus phải cảnh báo tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc: “Chúng ta tạo ra tín dụng cho người nghèo để chống lại những kẻ cho vay nặng lãi chứ không phải chúng ta tạo ra tín dụng cho người nghèo để khuyến khích những kẻ cho vay nặng lãi mới. Vi tín dụng nên được xem như một cơ hội để giúp người dân thoát nghèo bằng một công việc kinh doanh nào đó hơn là cơ hội để kiếm lời từ người nghèo”.

Mức lãi suất cho người nghèo vay rất khác nhau ở các nước. Đặc biệt ở những quốc gia như Nigeria và Mexico, hai nước có số người nghèo cần vay rất lớn bởi dân số họ quá đông, mức lãi suất khá cao so với mức trung bình của thế giới. Điển hình như mức lãi suất và phí trung bình mỗi năm tại Mexico lên đến 70% trong khi của thế giới là 37%. Có cả những đơn vị cho vay như Te Creemos có mức lãi lên đến 125% và được xem là nơi có lãi suất cao nhất trong tài chính vi mô dành cho người nghèo.

Lợi nhuận khổng lồ

Trong thực tế, người ta không thể kiểm soát được lãi suất của các chương trình tài chính vi mô dành cho người nghèo. Các chương trình cho vay khiến cho không ít khách hàng hiểu khá lờ mờ về phần lãi suất mà họ phải trả. Nhiều công ty còn có yêu cầu người vay phải có cả khoản tiết kiệm bắt buộc trích từ khoản tiền vay. Điển hình như cô Anita Edward đã khá bất bình khi bị LAVO nơi cho cô vay 666USD bắt phải lưu lại khoản tiết kiệm trị giá 100USD từ khoản vay trong khi cô phải trả lãi suất đầy đủ cho tổng tiền vay. Những yêu cầu này vô tình làm cho lãi suất thực tăng lên.

Với lãi suất quá cao, những khoản tín dụng cho người nghèo đem đến cho các công ty tài chính những khoản lãi khổng lồ. Điển hình như tổ chức từ thiện CARE đặt tại Atlanta được một công ty cho vay hậu thuẫn. Tổ chức này bắt đầu hoạt động cho vay tại Peru vào năm 1997 với số vốn ban đầu chỉ 3,5 triệu USD. Nhưng vào năm ngoái một trong những ngân hàng lớn nhất Peru là Banco de Credito đã mua lại các phi vụ cho vay của CARE với giá 96 triệu USD, nên CARE đã kiếm lợi được 74 triệu USD.

Hay công ty Compartamos của Mexico bắt đầu như một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ nhưng đến năm 2007 nó đã phát hành cổ phiếu ra công chúng trị giá 458 triệu USD. Mức lãi suất và phí cho vay của Compartamos lên đến 82%.

Hiện tại, theo bà Elisabeth Rhyne, người điều hành Center for Financial Inclusion, các ngân hàng đang chiếm 60% thị phần cho người nghèo vay, các tổ chức phi chính phủ chiếm 35% và các ngân hàng nông thôn chiếm 5% còn lại. Giá trị của ngành tài chính vi mô dành cho người nghèo trên toàn cầu cũng đạt 60 tỷ USD

Tranh luận về lãi suất

Khi các công ty kiếm lợi lớn như thế từ người nghèo, người ta tự hỏi liệu việc cho người nghèo vay có đem lại nhiều điều tích cực như người ta vẫn nói. Một số kết luận gần đây tuy phản ánh những tiêu cực từ việc kiếm lãi cho người nghèo vay nhưng vẫn xem đó là một trong những nền tảng giúp cải thiện tình trạng đói nghèo. Giáo sư Dean S. Karlan của đại học Yale nhận xét: “Nó không phải là biện pháp duy nhất như những người cổ xúy nó rao giảng, nhưng nó vẫn có những lợi ích tích cực”.

Vì thế, người ta mong muốn các dịch vụ tài chính này có một mức lãi suất thỏa đáng. Theo kinh tế gia Muhammed Yunus, mức lãi suất vừa phải tính luôn phí nên dao động từ 10 – 15%. Ông cho rằng cần vạch ra một lằn ranh giữa sự thành thật và lạm dụng. Ông cho rằng những dịch vụ nào nằm quá mức lãi suất trên nên liệt vào nhóm báo động đỏ. Theo Adrian Gonzalez, đứng đầu nhóm nghiên cứu của trang web chuyên theo dõi về tài chính vi mô có tên MIX, nhận xét thì có đến 75% trong số hơn 1000 công ty tài chính vi mô mà công ty này theo dõi sẽ nằm trong nhóm các danh sách đỏ theo tiêu chuẩn của ông Yunus.

Các công ty cho vay thì cho rằng bởi người nghèo thường không có thế chấp nên khoảng chi phí đảm bảo các khoản vay là rất lớn. Nên nếu giảm lãi suất như yêu cầu đề ra thì những khoản vay sẽ khó đến với những người nghèo nhất. Khi đó, các chương trình sẽ khó đạt được như mong muốn.

Ngô Minh Trí (NYT)

Công - tư!


Nguyễn Vạn Phú
Thứ Hai, 19/4/2010, 09:24 (GMT+7)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/32882/

(TBKTSG) - Tháng 7 đến sẽ có nhiều thay đổi nhân sự ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ấy là do Nghị định 25/2010 của Chính phủ quy định các công ty nhà nước sắp tới khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì thành viên Hội đồng thành viên “không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước”.

Trước hết nói về tên gọi. Theo Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần thì có Hội đồng quản trị, công ty trách nhiệm hữu hạn thì có Hội đồng thành viên. Hiện nay các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều tổ chức theo cơ cấu Hội đồng quản trị nên sắp tới, khi chuyển đổi, tất cả sẽ phải đổi thành Hội đồng thành viên.

Với quy định thành viên Hội đồng thành viên “không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước”, những cán bộ nhà nước đang là bộ trưởng hay thứ trưởng được cử kiêm nhiệm các chức vụ như chủ tịch, ủy viên Hội đồng quản trị các tập đoàn, tổng công ty sẽ phải từ nhiệm một trong hai vai trò.

Ví dụ, tháng 10 năm ngoái, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương, được cử kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhưng tháng 7 năm nay sẽ không còn kiêm nhiệm như vậy được nữa. (Điều đáng ngạc nhiên là truy cập vào trang web của TKV vào cuối tuần trước, trong phần “Tổ chức bộ máy” vẫn thấy ghi ông Đoàn Văn Kiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn này!).

Vị trí đặt quảng cáo

Riêng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước không rõ có được xem là ngoại lệ hay không vì hiện nay ban lãnh đạo tổng công ty này gồm nhiều cán bộ kiêm nhiệm như ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính (kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị), ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính - tất cả đều đang kiêm nhiệm làm ủy viên Hội đồng quản trị.

Hàng loạt trường hợp tương tự như vậy sẽ phải giải quyết trước tháng 7-2010 tại nhiều tổng công ty khác, kể cả tổng công ty trực thuộc bộ hay tỉnh, thành phố.

Do bức xúc, một quan chức đã phát biểu “một đất nước nghèo mà bỏ ra cả tỉ đô la để nhập điện thoại iPhone là không cần thiết”. Ở đây không bàn đến các con số bởi so sánh như thế là không chính xác. Vấn đề là một khi phát hiện những bất cập trong thực tế (nếu có thật), giả dụ việc nhập khẩu các mặt hàng đắt tiền như điện thoại hạng sang, xe hơi giá tiền tỉ, máy bay tư nhân... điều phải làm là các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất biện pháp giải quyết như đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Quốc hội là nơi cân nhắc để phê chuẩn hay bác bỏ những sửa đổi luật lệ hiện hành. Khi luật lệ chưa thay đổi thì bộ máy hành chính không thể can thiệp, bất kể độ “bức xúc” có cao đến đâu.

Nhưng có nhiều trường hợp nếu cứ vin vào luật lệ hiện hành để “bao che” cho cấp dưới làm bậy thì quan chức cũng đang làm sai.

Khi công luận phát hiện ông Nguyễn Hải Châu, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đứng tên chủ biên chừng 18 cuốn sách tham khảo ôn thi đủ các môn từ Toán, Lý đến Sử, Văn... đại diện của bộ vẫn chống chế rằng đây là việc làm cá nhân không liên quan gì đến bộ và xét theo Luật Xuất bản thì không có gì sai cả.

Tại sao lại sử dụng Luật Xuất bản để biện minh? Tại sao không xét đến các quy định sẵn có về việc cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân? Câu khẳng định “không có yêu cầu nào [từ bộ] bảo các em dùng sách tham khảo” cũng không chính xác. Trong Công văn số 1556 gửi các sở GD&ĐT, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đã yêu cầu “Tiếp tục nghiên cứu quán triệt tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THPT...”. Và ông Nguyễn Hải Châu đứng tên tác giả các tài liệu này cũng như nhiều sách tham khảo mang tựa đề gần gần giống như vậy. Tình hình những năm trước cũng vậy, ví dụ năm 2008, Vụ Giáo dục trung học đề nghị các sở “thông báo để các trường PTTH hướng dẫn giáo viên và học sinh lớp 12 đăng ký mua và sử dụng tài liệu ôn tập nói trên”.

Ngày xưa, người ta đã từng dặn nhau, đi qua ruộng dưa đừng cúi xuống sửa giày; đi qua vườn đào đừng đưa tay ngả mũ. Ấy là dặn nhau ý tứ trong hành xử, đừng để thiên hạ nghi ngờ trong bất kỳ tình huống nào. Đằng này sự việc đã rõ, nếu không xử lý nghiêm làm sao điều khiển được bộ máy?

The recession: When did it end?

http://www.economist.com/world/united-states/displaystory.cfm?story_id=15911334&source=hptextfeature

A question of not just academic interest

Apr 15th 2010 | WASHINGTON, DC | From The Economist print edition

THE American recession is over. In the summer of 2009 real GDP and industrial production hit bottom and resumed growth, and expansion in both measures strengthened as the year ended. Industrial production has continued to grow in early 2010 as, in all likelihood, has output. By the end of the current quarter the American economy may have returned to its pre-recession peak in real GDP.

Most economists agree about all of this. Prominent voices like Northwestern University’s Robert Gordon, Harvard’s Jeffrey Frankel, and Stanford’s Robert Hall have declared the recession dead and gone. But those men all sit on the National Bureau of Economic Research’s recession-dating committee, responsible for pinpointing the beginning and end of business cycles. On April 12th that committee announced that it was not able to set an official end-date for the American recession.

That a date has not yet been chosen is not that unusual; the committee has taken longer to decide in past recessions. The choice to delay a conclusive statement may have been an act of caution, to avoid a black eye in the event that the economy contracts again before reaching its previous peak.

But the suggestion that the economic pain is not yet definitively over struck a discordant note amid cheerier headlines. Earlier in the month this paper expressed the hope that a needed transition in the American economy had begun, and others have gone further. The New York Times and Washington Post have both featured business columnists arguing that Americans are too pessimistic about the strength of the economy. BusinessWeek praised the success of Obamanomics on its cover. Newsweek’s cover announced, “America’s Back! The Remarkable Tale of Our Economic Turnaround”.

Some optimism is warranted. Recent data indicate that recovery in manufacturing is well established, and service-industry expansion has picked up pace in each of the past three months. Labour markets are finally improving; during the first quarter of this year employment grew by 162,000 or 1.4m, depending on which data set you use. And investors have bought the idea of recovery. The Dow Jones Industrial Average has risen by over 10% since early February, and recently closed above 11,000 for the first time since September 2008.

But full-throated cheerleading is premature. By Mr Gordon’s calculations, much of the data point to June 2009 as the likely recession end-date. Since then the American economy has seen a net deterioration in employment by about 900,000 workers. The performance is by far the worst nine-month stretch following a recession of any post-war downturn (see chart). The last time the American unemployment rate rose above 10%, during the recession of 1981-82, the economy added between 1m and 2.5m jobs in the first nine months of recovery.

Meanwhile, housing markets look shaky just as government schemes to support the sector are ending. The Federal Reserve is not cheering: on April 14th Ben Bernanke, the chairman, predicted a “moderate” recovery amidst “significant restraints”. Small-business confidence declined in March for a second month. Any number of unpredictable shocks, from a big sovereign default to rapid monetary tightening in overheating emerging markets, could undermine the recovery.

No vulnerability is so worrisome as unemployment. As of March, 15m Americans were jobless, while another 9m were unwillingly working only part-time. Knowing just when the recession ended will not be of much comfort to them.