Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Một nghị định vô hiệu hóa một định chế

http://vneconomy.vn/20100415053035133P0C5/mot-nghi-dinh-vo-hieu-hoa-mot-dinh-che.htm
Nghị định ấy có số 01/2010/NĐ-CP được ban hành ngày 4/1/2010 và định chế kia là công ty cổ phần.


Nghị định quy định việc chào bán cổ phần riêng lẻ của các công ty cổ phần cho các nhà đầu tư; và nhìn vào nội dung các phụ lục thì nó do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị và sẽ thực thi.

Ở đây, chúng tôi tóm tắt các điều khoản chính của nghị định liên quan đến công ty cổ phần mới thành lập hay đang hoạt động.

Tóm lược các điểm chính

Về phạm vi

Nghị định ấn định:

- Chào bán cổ phần riêng lẻ là “chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng”.

Nói cách khác là công ty cổ phần mời và bán cổ phần cho mỗi người trên căn bản một vài hay nhiều cổ phiếu; nhưng cổ phiếu không được gom lại theo các đơn vị do các sở hay sàn chứng khoán ấn định.

- Đối với công ty cổ phần - mà không phải là công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa - tức là các công ty cổ phần nói chung thì cơ quan quản lý việc chào bán cổ phần riêng lẻ là sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Một trong những đối tượng chào bán cổ phần riêng lẻ là dưới 100 nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; tức là chỉ cần công ty cổ phần bán cổ phần cho 1 người hoặc đến mức tối đa 99 người đều bị xem là “chào bán cổ phần riêng lẻ”.

Về đăng ký

Công ty cổ phần thuộc loại trên muốn chào bán cổ phần riêng lẻ thì phải:

- Có hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ gửi tới - nói cho gọn - sở kế hoạch và đầu tư, chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến thực hiện việc chào bán. Công ty cổ phần được phép thực hiện việc chào bán theo phương án đã đăng ký kể từ ngày có thông báo của sở kế hoạch và đầu tư về việc đã nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ mà sở kế hoạch và đầu tư không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cũng không có thông báo gì khác về hồ sơ đã nộp.

- Nếu công ty cổ phần là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc phải đáp ứng các quy định của Nghị định này còn phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.

- Người đầu tư không được bán cổ phiếu trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

- Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

- Trong vòng 10 ngày, kể từ khi kết thúc đợt chào bán, công ty phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán và danh sách cổ đông (theo mẫu quy định) cho sở kế hoạch và đầu tư đồng thời công bố kết quả chào bán trên website của tổ chức chào bán (nếu có).

Nhận xét

Về mặt thực tế

Hiện nay, với các bản phụ lục chi tiết và phức tạp ban hành kèm theo nghị định, một số sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố chưa dám nhận hồ sơ đăng ký hoặc nếu có nhận thì không biết hướng dẫn thực hiện việc đăng ký ra sao và cũng khó mà kiểm tra và đánh giá mức độ “đầy đủ và hợp lệ” của các nội dung bắt buộc (đặc biệt là các nội dung thuần túy về tài chính và kinh doanh) nêu tại các bản phụ lục đó.

Ai muốn làm - tức là công ty đang hoạt động hay định thành lập - đều kẹt hết!

Về mặt lý thuyết

Công ty cổ phần là một cách giúp những người sáng lập huy động được nhiều vốn. Luật Doanh nghiệp quy định, muốn lập thì phải có ít nhất ba người, góp đủ tối thiểu 20% vốn điều lệ; trong vòng ba năm kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ; không thì phải giảm vốn đã đăng ký.

Với ba người đầu tiên kia, trong vòng ba năm họ phải gọi và bán cổ phần cho vài mươi người nữa; số người không giới hạn, tuy nhiên họ không thể bán cho hơn 100 người để thành công ty đại chúng; vì phải đủ điều kiện về vốn tối thiểu.

Vậy các công ty cổ phần trong vòng ba năm đầu khó lòng lên công ty đại chúng. Ở đây ta thí dụ là công ty cổ phần đã có ba cổ đông sáng lập; họ muốn bán cho bốn năm người nữa, và với số cổ phần sẽ bán mà khi được góp đủ tiền thì công ty sẽ có đủ vốn điều lệ. Vậy là công ty cổ phần kia bị điều chỉnh bởi Nghị định này.

Khi ấy, ba người sáng lập kia - cũng là đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị - phải:

- Lập phương án chào bán, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt bán, theo nội dung ấn định; trong đó, xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán, và nếu bán cho đối tác chiến lược hoặc người lao động thì phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược hoặc người lao động.

- Đại hội đồng thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; thông qua tiêu chuẩn và danh sách đối tác chiến lược, người lao động.

- Đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư, 20 ngày trước ngày dự kiến chào bán và chờ quyết định của Sở trong 15 ngày, nếu không bị trả lại trong vòng 10 ngày trước đó.

- Trong vòng 10 ngày, kể từ khi bán xong, công ty gửi báo cáo kết quả đợt chào bán và danh sách cổ đông (theo mẫu quy định) cho sở kế hoạch và đầu tư.

- Mặc dù không được nói rõ trong nghị định, nhưng theo Luật Doanh nghiệp và các văn kiện hướng dẫn hoặc quy định các loại, công ty còn phải thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh liên quan đến vốn điều lệ, danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ góp vốn (nếu còn trong thời hạn ba năm kể từ ngày thành lập) và các nội dung khác, nếu có, do có sự thay đổi nói trên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu việc tăng vốn là để thực hiện dự án đầu tư mới hoặc có nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, công ty còn phải thực hiện việc đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hoặc hoàn tất các thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18-6-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

- Muốn bán đợt nữa phải chờ ít nhất sáu tháng.

Nếu rơi vào trường hợp trên, liệu có ai muốn lập công ty cổ phần hay tăng vốn cho nó nữa hay không?

Nghị định dẫn tới đâu?

Theo chúng tôi, những điều khoản trong nghị định trên bộc lộ các tính chất sau:

- Vô hiệu hóa cách thức gọi vốn và góp vốn của công ty cổ phần mà Luật Doanh nghiệp đã quy định. Như thế là vô tình phá hủy định chế công ty cổ phần. Nghị định này không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Sai chức năng. Xét theo chức năng truyền thống thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ kiểm soát các công ty niêm yết vì chúng nắm tiền của số đông người; những người ấy cần phải được bảo vệ thoát khỏi những hành vi sai luật hay lợi dụng của các công ty niêm yết. Mục đích cuối cùng của sự bảo vệ ấy là khuyến khích ngày càng có nhiều người tham gia thị trường chứng khoán để các công ty cần tiền có nơi cung cấp.

Như thế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cần tự đặt cho mình bổn phận hay quyền hạn phải bảo vệ một số ít người vì họ tự lo được, do tiền đi liền khúc ruột, và không cần đến sự bảo vệ kia. Mặt khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chẳng phải bảo vệ từ một người trở lên cho đến hàng chục ngàn người để rồi đặt ra quy định kia rồi giao cho các sở kế hoạch và đầu tư làm hộ và báo cáo cho mình.

Thực ra, việc theo dõi hay kiểm soát các nhà đầu tư mua chứng khoán (không cần biết chuyên nghiệp hay không) chỉ có thể thực hiện trên diện rộng thông qua trung tâm lưu ký chứng khoán của các sở hay sàn giao dịch chứng khoán, và trên diện hẹp là các công ty chứng khoán; chứ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay các sở kế hoạch và đầu tư cũng chẳng làm trực tiếp được.

Thế thì tại sao công ty bị buộc phải nộp danh sách cổ đông đã mua cổ phiếu riêng lẻ cho sở kế hoạch và đầu tư? Luật Doanh nghiệp đâu có đòi! Chưa nói đến chuyện trái luật, phải chăng đòi hỏi của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đi ngược lại cố gắng cải tổ thủ tục hành chính?

- Không rõ ràng. Khi quy định “nhà đầu tư không chuyên nghiệp” tức là họ không mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Vậy làm sao để công ty biết một người đầu tư nào đó là chuyên nghiệp hay không? Hơn nữa, nếu vậy, một người đã có chứng khoán trong tay thì không được mua cổ phần riêng lẻ nữa ư?

Chưa hết, nếu công ty cổ phần chỉ bán cổ phần cho chính các cổ đông sáng lập (hoặc hiện hữu) hoặc vừa bán cho các cổ đông này vừa bán cho các nhà đầu tư bên ngoài thì các cổ đông nói trên có bị tính trong giới hạn 1-99 nhà đầu tư hay không và khi đó công ty có bị xem là “chào bán cổ phần riêng lẻ” hay không?

Thực ra, sự phân biệt nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không cũng không chính xác. Người mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán chỉ có hai loại là cẩn thận và liều lĩnh; người sau ta hay gọi là “người đầu cơ”, bây giờ gọi là “lướt sóng”. Trong hai loại người này ai là chuyên nghiệp? Người cẩn thận nắm chứng khoán hai ba năm, người lướt sóng nắm vài tháng rồi thôi vì lỗ?

- Ngoài ra, các khái niệm mang tính quyết định đến các nghĩa vụ của công ty lại không được giải thích hoặc định nghĩa rõ ràng hoặc không thể đáp ứng trên thực tế; ví dụ như thời điểm “dự kiến thực hiện việc chào bán”, “kết thúc đợt chào bán”, “đối tác chiến lược”, “tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư”, “việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo và mời chào về việc bán cổ phần riêng lẻ”.

Như vậy, có nhiều khả năng là sẽ có nhiều công ty cổ phần bị bắt giò vi phạm quy định về trình tự và thủ tục đăng ký hoặc không đảm bảo được tính “đầy đủ và hợp lệ” của hồ sơ đăng ký. Hậu quả là hồ sơ sẽ phải sửa đổi, bổ sung, trả lại và tồi tệ hơn là có thể bị hủy kết quả chào bán do vi phạm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể bảo “tôi cũng đòi các công ty niêm yết các điều tương tự họ có kêu ca đâu”. Ấy là vì chào bán trên thị trường (IPO) thì khác với chào bán riêng lẻ, cái trước lại còn có bảo lãnh phát hành, rồi thị trường sơ cấp.

- Sai bản chất. Do mục đích huy động vốn, nên cổ phiếu của công ty cổ phần được mua vào và bán đi tự do (trừ những cổ đông sáng lập). Đối với người mua cổ phần, khi mua bán thì chỉ cần hợp đồng chuyển nhượng của họ được hội đồng quản trị công ty phê duyệt để cho ghi vào sổ đăng ký cổ đông là xong.

Riêng yêu cầu báo cáo sau khi bán xong mỗi đợt cho sở kế hoạch và đầu tư, trong đó có tên các người đã mua, tạo ra một số câu hỏi: (i) Các ông A, B, C mua đợt này, có tên trong báo cáo như yêu cầu; nhưng sau đó - dù là một năm - họ bán đi thì danh sách đã nộp có giá trị gì? (ii) Sở kế hoạch và đầu tư giữ danh sách đó làm gì? Mỗi khi họp đại hội đồng cổ đông thì chính công ty chốt danh sách cổ đông, chứ đâu có phải sở kế hoạch và đầu tư; (iii) Các cổ đông muốn xem ai khác cũng là cổ đông như mình, hay bao nhiêu người được chia cổ tức thì họ xem sổ đăng ký cổ đông, chứ ai lên sở kế hoạch và đầu tư?

- Không bao quát. Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể có đến 50 người; khi mua bán phần góp vốn thì công ty chỉ đăng ký tên họ với sở kế hoạch và đầu tư. Khi làm công ty không phải lập phương án gọi vốn, sử dụng vốn. Tại sao công ty cổ phần bán cổ phần cho hai ba người - chưa đến 50 - thì lại phải có các phương án kia? Áp dụng các đòi hỏi của loại công ty niêm yết có hàng ngàn người cho loại công ty cổ phần có mươi người là thiếu một cái nhìn bao quát về nhiều lãnh vực khác nhau.

- Gây thiệt hại cho việc kinh doanh và đầu tư. Nghị định bắt mỗi đợt chào bán công ty phải chờ sáu tháng? Công ty cần gọi vốn trên số 20% ban đầu của các cổ đông sáng lập tại sao phải chờ? Nếu công ty cần tiền và có người mua tại sao cũng phải chờ? Nhà đầu tư mua xong bỗng cần tiền dù phải bán lỗ, tại sao họ phải chờ một năm?

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán cho phép cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp cổ phần của cổ đông sáng lập trong ba năm kể từ khi thành lập công ty, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, và cổ đông giữ một số chức vụ quản lý trong công ty bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần từ sáu tháng đến một năm kể từ ngày công ty niêm yết.

Nghị định sáng tạo thêm một trường hợp hạn chế chuyển nhượng là khi công ty kết thúc đợt chào bán thì người mua bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Hạn chế như vậy là không cần thiết vì phần lớn cổ phần được chào bán là cổ phần phổ thông và việc phát hành là để huy động vốn phục vụ hoạt động của công ty, việc có thay đổi cổ đông sau đó do việc chuyển nhượng không ảnh hưởng gì đến hoạt động của công ty.

Trừ trường hợp đối tác chiến lược và người lao động nếu có nhu cầu cam kết gắn bó lâu dài thì có thể thỏa thuận riêng về việc hạn chế chuyển nhượng với công ty. Quy định như vậy là trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, đồng thời tạo ra nhiều rối rắm như việc chồng lấn các thời hạn hạn chế theo nhiều văn bản khác nhau.

- Không khả thi. Theo nghị định, đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị của các công ty cổ phần phải thông qua một loạt các văn kiện trước và sau khi kết thúc đợt chào bán. Đối với các công ty cổ phần đang hoạt động, muốn tăng vốn, mà phải làm nào là phương án chào bán cổ phần, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, tiêu chuẩn đối tác chiến lược và người lao động, danh sách đối tác chiến lược và người lao động, thay đổi mục đích sử dụng vốn thu được từ việc chào bán thì biết bao là việc nhiêu khê mà chẳng giúp ích cho các công ty đó.

Bản thân đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị cũng đã phải phê duyệt việc sửa đổi điều lệ, các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do kết quả của việc chào bán, giờ phải gánh thêm phê duyệt nhiều thứ khác mà thời điểm thì khác nhau.

Liệu rằng với công ty mà số lượng cổ đông và thành viên hội đồng quản trị lớn, ở rải rác trên cả nước hoặc công tác ở nước ngoài thì việc triệu tập các cuộc họp hoặc lấy ý kiến liên tục, nhiều lần có khả thi và thuận lợi cho công ty hay không?

Chưa bàn đến việc tốn kém nhiều chi phí cho việc tổ chức cuộc họp. Những quy định ấy phục vụ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay công ty cổ phần? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần các thứ đó từ các công ty cổ phần làm gì?

Với các tính chất nêu ở trên thiết tưởng công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng nên được loại bỏ ra khỏi phạm vi điều chỉnh của nghị định nêu trên. Nghị định ấy chỉ nên áp dụng cho công ty đại chúng và niêm yết chứng khoán đã được điều chỉnh trong Luật Chứng khoán.

Nguyễn Ngọc Bích - Ngô Duy Minh (TBKTSG)

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

“Hội chứng” tư vấn chính sách

Thanh Long

Thứ Tư, 17/3/2010, 09:55 (GMT+7)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/30972/

(TBKTSG) - Tư vấn chính sách đã và đang trở thành mốt thời thượng, nhất là ở các chương trình, dự án có sự tài trợ của nước ngoài (xin gọi chung là dự án). Thậm chí có lúc, có nơi người ta còn cực đoan, thái quá tới mức chỉ quan tâm đến tư vấn chính sách hoặc đối lập tư vấn chính sách với tăng cường năng lực, vốn đã trở thành nội dung cốt lõi của hầu hết dự án nhiều thập niên vừa qua.

Có cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế còn lập hẳn nhóm cố vấn chính sách với kỳ vọng đóng góp ý kiến tư vấn được nhiều hơn cho việc hoạch định chính sách ở nước ta. Có một số dự án lập hẳn ra “nhóm tư vấn chính sách” để tư vấn cho lãnh đạo. Thậm chí một số nhóm còn có sự tham gia chỉ đạo của lãnh đạo bộ. Người ta đưa ra không chỉ “tầm nhìn” mà cả “lộ trình” để thực hiện tầm nhìn và tư vấn cho lãnh đạo bộ/ngành đó.

Xem ra thì có vẻ như tư vấn chính sách có yếu tố nước ngoài đã ăn sâu, bén rễ trong quá trình hoạch định chính sách ở nước ta. Vậy đã đến lúc phải dành cho chủ đề này một sự quan tâm thích đáng hơn chăng? Vì sao có “hội chứng” tư vấn chính sách như vậy? Ai cần tư vấn, vì mục đích gì, thực hiện như thế nào và làm thế nào để việc này đạt hiệu quả mong đợi? Bài này thử đưa ra một vài mổ xẻ về các vấn đề nêu trên để cùng trao đổi, bàn luận.

Các dự án tăng cường năng lực đã hết thời?

Như đã nói trên, tăng cường năng lực đã từng là nội dung cơ bản của hầu hết dự án trong những thập niên vừa qua. Nhờ các dự án này, phần nào môi trường thể chế, tổ chức, chính sách, nguồn nhân lực, các phương pháp, công cụ và kỹ năng nghiệp vụ công tác của cán bộ nhân viên của nhiều cơ quan đơn vị ở trung ương cũng như địa phương đã được cải thiện và tăng cường. Kết quả là năng suất lao động, hiệu quả và hiệu lực công tác của họ được cải thiện. Mặt hạn chế của các dự án tăng cường năng lực là hiệu quả, hiệu lực và tác động chính sách của chúng thường thấp và xảy ra khá chậm và không rõ rệt như mong đợi của cơ quan thực hiện dự án và nhất là của các nhà tài trợ.

Vị trí đặt quảng cáo

Trong một số trường hợp vốn viện trợ bị “băm vụn” ra, rải mành mành khắp nơi, mỗi cơ quan đơn vị địa phương một ít (“mưa cho đều”) dẫn đến khó kiểm soát được hiệu quả của vốn viện trợ. Hơn nữa và quan trọng nhất là ở các dự án này, tăng cường năng lực không nhất thiết dẫn đến hiệu ứng chính sách, vốn là mục đích gián tiếp của bất kỳ dự án nào.

Trong bối cảnh đó, tư vấn chính sách được đưa ra và kỳ vọng như một phép mầu nhiệm, một lời giải tối ưu cho các nhà tài trợ. Thậm chí có người còn coi nó như “chiếc đũa thần” để chữa trị nhiều căn bệnh mãn tính trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật (không hoàn lại).

Thực ra, quan niệm như vậy chưa hẳn đã phù hợp với thực tế và thiếu cơ sở vững chắc. Nếu biết làm, các dự án tăng cường năng lực vẫn có thể phát huy tác dụng tốt, nhất là khi các hợp phần tư vấn chính sách được lồng ghép một cách nhuần nhuyễn và hợp lý vào trong các dự án tăng cường năng lực và được phối hợp thực hiện với các hợp phần đó.

Một đội bóng đá không thể chỉ có tiền vệ. Trung vệ và hậu vệ chính là rường cột, là nền tảng để tiền vệ ghi bàn. Ở các dự án cũng vậy, nếu thiếu quan tâm đến nội dung tăng cường năng lực mà chỉ tập trung vào tư vấn chính sách thì chẳng khác gì người khổng lồ gắn trên đôi chân đất sét, sớm muộn gì cũng không thể đứng vững, nói gì đến đi xa. Tách rời tăng cường năng lực thì tư vấn chính sách như hồn lìa khỏi xác, tưởng có thể bay cao, bay xa nhưng dễ mất đà và lạc lối. Bài học tưởng rất đơn giản này nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ và vận dụng được.

Tư vấn chính sách có “ông chủ” đích thực?

Ở nước ta tư vấn chính sách không phải là mới. Có chăng chỉ là ở cách gọi. Trong lịch sử quản lý kinh tế, ngay từ thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, đã từng có các nhóm chuyên gia cả trong và ngoài nước (thường là từ Liên Xô cũ) thường xuyên cung cấp ý kiến tư vấn cho lãnh đạo trong các quyết sách quan trọng. Đặc biệt, đường lối đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) thông qua cũng dựa trên nhiều ý kiến tư vấn chính sách của Tổ chuyên gia trong nước do cố Tổng bí thư Trường Chinh triệu tập. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khai thác thành công nhiều ý kiến tư vấn, kể cả của các chuyên gia nước ngoài khi ông tại nhiệm. Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) được đưa vào nước ta thay cho hệ thống MPS (hệ thống thống kê sản xuất vật chất của khối SEV cũ) là một ví dụ.

Vậy vì lý do gì mà gần đây tư vấn chính sách lại trở nên thời thượng như vừa nói ở đầu bài? Có thể một trong những lý do là sự bế tắc của các dự án tăng cường năng lực như vừa phân tích ở trên và tư vấn chính sách được coi như một giải pháp thay thế hữu hiệu? Bên cạnh đó, liệu có thể kể thêm vai trò xúc tác của báo chí? Bất kỳ một “diễn đàn chính sách” nào, một “diễn đàn đối tác” nào cũng đều được báo chí quan tâm sát sao, chứ không như ngày xưa.

Người ta cảm nhận rằng chúng ta chưa thực sự quan tâm vấn đề ai là người ra đầu bài, ai đặt ra những vấn đề chính sách quan trọng cần phải trao đổi thảo luận với các chuyên gia trong và ngoài nước? Ai là người theo dõi và theo đuổi đến cùng những vấn đề đó để đưa vào chính sách hoặc để thực thi chúng?

Thực tế cho thấy trả lời câu hỏi này không dễ chút nào. Nếu như các nhà lãnh đạo nước ta trước đây có dụng ý rất rõ ràng khi sử dụng các tổ chuyên gia thì dường như ngày nay các cơ quan đối tác nước ta chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề này. Có vẻ như “nước chảy bèo trôi”, thậm chí trong nhiều trường hợp là do sự chủ động đề xuất của các nhà tài trợ.

Sự vô tư ở đây có nên xem lại? Vậy thì tư vấn chính sách có phải xuất phát từ phía “cầu” hay chủ yếu là do phía “cung” gợi ý, định hướng? Nếu vậy thì tư vấn chính sách có thực sự cần thiết hay không, nếu có là vì mục đích gì? Câu hỏi này xin dành cho các cơ quan, đơn vị hiện đang có hoạt động tư vấn chính sách.

Để tư vấn chính sách thật sự có ích cho sự phát triển của Việt Nam

Nguồn lực ở các dự án rất lớn, đặc biệt là các cơ hội để khai thác trí tuệ và kinh nghiệm thế giới cho các vấn đề ở tầm chính sách, kể cả để tránh “vết xe đổ”. Do vậy nếu biết khai thác thì đây thực sự là kho báu theo kiểu “nồi cơm Thạch Sanh”, vơi rồi lại đầy. Dưới đây chỉ là một vài gợi ý.

• Phát huy trí tuệ của xã hội trong việc xác định “cầu” tư vấn chính sách. Đây vừa là biện pháp cần thiết để đảm bảo cho tư vấn chính sách có chủ nhân đích thực của mình (chính là nhân dân, không nên chỉ có các cơ quan đơn vị có dự án) trong việc xác định “cầu” tư vấn chính sách, mặt khác cũng là cách để xã hội giám sát việc tư vấn chính sách như đề cập thêm ở điểm dưới.

Muốn vậy cần công khai việc xác định “cầu” tư vấn chính sách để mọi người có cơ hội tham gia hiến kế. Ví dụ: xác định phương hướng, mục tiêu và nội dung trọng tâm ưu tiên của chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Tương tự như vậy là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta trong mười năm tới. Hệ thống pháp luật và hành chính nhà nước tác động trực tiếp và liên quan mật thiết đến đời sống và công việc làm ăn của mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy cần công bố rộng rãi việc này trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân biết và tham gia góp ý tránh tình trạng chỉ bó hẹp trong phạm vi các cơ quan nhà nước như hiện nay.

• Tăng cường việc giám sát của xã hội đối với việc cung ứng tư vấn chính sách. Chất lượng tư vấn và tính vô tư của các hoạt động tư vấn chính sách cần được giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu hiệu ứng ngược của việc tư vấn chính sách, nhất là ở những vấn đề mới và hóc búa do mở cửa và hội nhập đặt ra.

Ví dụ: vấn đề tỷ giá, lạm phát, thất nghiệp, cơ cấu kinh tế, sở hữu tài sản, quản lý các tập đoàn nhà nước, môi trường... Trước hết cần gia tăng sự tham gia phản biện của các chuyên gia, kể cả trong và ngoài nước. Chú trọng việc lấy ý kiến của những người có cách nhìn và quan điểm khác với các cơ quan, đơn vị và chuyên gia đã tham gia cung cấp ý kiến tư vấn vòng đầu.

• Phát triển đội ngũ tư vấn chính sách trong nước. Điều rất mừng là hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều diễn đàn chính sách do chính các cơ quan Việt Nam chủ trì thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia trong nước với chất lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả và tính vô tư, không thiên vị của các hoạt động này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Đây là một thực tế khách quan và cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Vả lại cũng không có cơ chế quản lý nào có thể giải quyết được vấn đề này.

Phải chăng giải pháp hữu hiệu và thiết thực nhất là khuyến khích tinh thần chấp nhận rủi ro (có đúng, có sai), với thái độ thực sự cầu thị và nhìn về phía trước. Trong đó cần khai thác tối đa nguồn lực của các dự án có sự tài trợ của nước ngoài, chủ yếu theo hướng làm bà đỡ nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ tư vấn chính sách trong nước. Như vậy, bên cạnh một số nội dung tư vấn cụ thể ở các dự án, Chính phủ nên đặt ra yêu cầu các dự án cần hỗ trợ việc xây dựng và phát triển đội ngũ tư vấn chính sách trong nước theo kiểu “vừa học, vừa làm”.

Data, data everywhere

Information has gone from scarce to superabundant. That brings huge new benefits, says Kenneth Cukier (interviewed here)—but also big headaches

http://www.economist.com/specialreports/displayStory.cfm?story_id=15557443

Feb 25th 2010 | From The Economist print edition

WHEN the Sloan Digital Sky Survey started work in 2000, its telescope in New Mexico collected more data in its first few weeks than had been amassed in the entire history of astronomy. Now, a decade later, its archive contains a whopping 140 terabytes of information. A successor, the Large Synoptic Survey Telescope, due to come on stream in Chile in 2016, will acquire that quantity of data every five days.

Such astronomical amounts of information can be found closer to Earth too. Wal-Mart, a retail giant, handles more than 1m customer transactions every hour, feeding databases estimated at more than 2.5 petabytes—the equivalent of 167 times the books in America’s Library of Congress (see article for an explanation of how data are quantified). Facebook, a social-networking website, is home to 40 billion photos. And decoding the human genome involves analysing 3 billion base pairs—which took ten years the first time it was done, in 2003, but can now be achieved in one week.

All these examples tell the same story: that the world contains an unimaginably vast amount of digital information which is getting ever vaster ever more rapidly. This makes it possible to do many things that previously could not be done: spot business trends, prevent diseases, combat crime and so on. Managed well, the data can be used to unlock new sources of economic value, provide fresh insights into science and hold governments to account.

But they are also creating a host of new problems. Despite the abundance of tools to capture, process and share all this information—sensors, computers, mobile phones and the like—it already exceeds the available storage space (see chart 1). Moreover, ensuring data security and protecting privacy is becoming harder as the information multiplies and is shared ever more widely around the world.

Alex Szalay, an astrophysicist at Johns Hopkins University, notes that the proliferation of data is making them increasingly inaccessible. “How to make sense of all these data? People should be worried about how we train the next generation, not just of scientists, but people in government and industry,” he says.

“We are at a different period because of so much information,” says James Cortada of IBM, who has written a couple of dozen books on the history of information in society. Joe Hellerstein, a computer scientist at the University of California in Berkeley, calls it “the industrial revolution of data”. The effect is being felt everywhere, from business to science, from government to the arts. Scientists and computer engineers have coined a new term for the phenomenon: “big data”.

Epistemologically speaking, information is made up of a collection of data and knowledge is made up of different strands of information. But this special report uses “data” and “information” interchangeably because, as it will argue, the two are increasingly difficult to tell apart. Given enough raw data, today’s algorithms and powerful computers can reveal new insights that would previously have remained hidden.

The business of information management—helping organisations to make sense of their proliferating data—is growing by leaps and bounds. In recent years Oracle, IBM, Microsoft and SAP between them have spent more than $15 billion on buying software firms specialising in data management and analytics. This industry is estimated to be worth more than $100 billion and growing at almost 10% a year, roughly twice as fast as the software business as a whole.

Chief information officers (CIOs) have become somewhat more prominent in the executive suite, and a new kind of professional has emerged, the data scientist, who combines the skills of software programmer, statistician and storyteller/artist to extract the nuggets of gold hidden under mountains of data. Hal Varian, Google’s chief economist, predicts that the job of statistician will become the “sexiest” around. Data, he explains, are widely available; what is scarce is the ability to extract wisdom from them.

More of everything

There are many reasons for the information explosion. The most obvious one is technology. As the capabilities of digital devices soar and prices plummet, sensors and gadgets are digitising lots of information that was previously unavailable. And many more people have access to far more powerful tools. For example, there are 4.6 billion mobile-phone subscriptions worldwide (though many people have more than one, so the world’s 6.8 billion people are not quite as well supplied as these figures suggest), and 1 billion-2 billion people use the internet.

Moreover, there are now many more people who interact with information. Between 1990 and 2005 more than 1 billion people worldwide entered the middle class. As they get richer they become more literate, which fuels information growth, notes Mr Cortada. The results are showing up in politics, economics and the law as well. “Revolutions in science have often been preceded by revolutions in measurement,” says Sinan Aral, a business professor at New York University. Just as the microscope transformed biology by exposing germs, and the electron microscope changed physics, all these data are turning the social sciences upside down, he explains. Researchers are now able to understand human behaviour at the population level rather than the individual level.

The amount of digital information increases tenfold every five years. Moore’s law, which the computer industry now takes for granted, says that the processing power and storage capacity of computer chips double or their prices halve roughly every 18 months. The software programs are getting better too. Edward Felten, a computer scientist at Princeton University, reckons that the improvements in the algorithms driving computer applications have played as important a part as Moore’s law for decades.

A vast amount of that information is shared. By 2013 the amount of traffic flowing over the internet annually will reach 667 exabytes, according to Cisco, a maker of communications gear. And the quantity of data continues to grow faster than the ability of the network to carry it all.

People have long groused that they were swamped by information. Back in 1917 the manager of a Connecticut manufacturing firm complained about the effects of the telephone: “Time is lost, confusion results and money is spent.” Yet what is happening now goes way beyond incremental growth. The quantitative change has begun to make a qualitative difference.

This shift from information scarcity to surfeit has broad effects. “What we are seeing is the ability to have economies form around the data—and that to me is the big change at a societal and even macroeconomic level,” says Craig Mundie, head of research and strategy at Microsoft. Data are becoming the new raw material of business: an economic input almost on a par with capital and labour. “Every day I wake up and ask, ‘how can I flow data better, manage data better, analyse data better?” says Rollin Ford, the CIO of Wal-Mart.

Sophisticated quantitative analysis is being applied to many aspects of life, not just missile trajectories or financial hedging strategies, as in the past. For example, Farecast, a part of Microsoft’s search engine Bing, can advise customers whether to buy an airline ticket now or wait for the price to come down by examining 225 billion flight and price records. The same idea is being extended to hotel rooms, cars and similar items. Personal-finance websites and banks are aggregating their customer data to show up macroeconomic trends, which may develop into ancillary businesses in their own right. Number-crunchers have even uncovered match-fixing in Japanese sumo wrestling.

Dross into gold

“Data exhaust”—the trail of clicks that internet users leave behind from which value can be extracted—is becoming a mainstay of the internet economy. One example is Google’s search engine, which is partly guided by the number of clicks on an item to help determine its relevance to a search query. If the eighth listing for a search term is the one most people go to, the algorithm puts it higher up.

As the world is becoming increasingly digital, aggregating and analysing data is likely to bring huge benefits in other fields as well. For example, Mr Mundie of Microsoft and Eric Schmidt, the boss of Google, sit on a presidential task force to reform American health care. “Early on in this process Eric and I both said: ‘Look, if you really want to transform health care, you basically build a sort of health-care economy around the data that relate to people’,” Mr Mundie explains. “You would not just think of data as the ‘exhaust’ of providing health services, but rather they become a central asset in trying to figure out how you would improve every aspect of health care. It’s a bit of an inversion.”

To be sure, digital records should make life easier for doctors, bring down costs for providers and patients and improve the quality of care. But in aggregate the data can also be mined to spot unwanted drug interactions, identify the most effective treatments and predict the onset of disease before symptoms emerge. Computers already attempt to do these things, but need to be explicitly programmed for them. In a world of big data the correlations surface almost by themselves.

Sometimes those data reveal more than was intended. For example, the city of Oakland, California, releases information on where and when arrests were made, which is put out on a private website, Oakland Crimespotting. At one point a few clicks revealed that police swept the whole of a busy street for prostitution every evening except on Wednesdays, a tactic they probably meant to keep to themselves.

But big data can have far more serious consequences than that. During the recent financial crisis it became clear that banks and rating agencies had been relying on models which, although they required a vast amount of information to be fed in, failed to reflect financial risk in the real world. This was the first crisis to be sparked by big data—and there will be more.

The way that information is managed touches all areas of life. At the turn of the 20th century new flows of information through channels such as the telegraph and telephone supported mass production. Today the availability of abundant data enables companies to cater to small niche markets anywhere in the world. Economic production used to be based in the factory, where managers pored over every machine and process to make it more efficient. Now statisticians mine the information output of the business for new ideas.

“The data-centred economy is just nascent,” admits Mr Mundie of Microsoft. “You can see the outlines of it, but the technical, infrastructural and even business-model implications are not well understood right now.” This special report will point to where it is beginning to surface.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Đề xuất chính sách không thể một chiều từ trên xuống

Chính sách muốn có hiệu quả cần phản ánh tính dân chủ, bởi thiếu dân chủ, chính sách rất dễ vấp phải sự phản đối của người dân. Đề xuất chính trước khi đưa ra thí điểm, cần được đưa ra thảo luận lấy ý kiến nhân dân, để đảm bảo khi chính sách được thực thi thì đạt được mục tiêu đề ra.

Đề xuất chính sách nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông của thành phố Hồ Chí Minh đã từng bị Bộ Tài chính phản đối, nhưng mới đây đã được Thủ tướng chính phủ đã cho phép làm thí điểm. Mặc dù chỉ là làm thí điểm, nhưng có một số vấn đề mà theo tôi, đề xuất chính sách này chưa khả thi. Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Ngọc Thịnh.

Về tính dân chủ: Tính dân chủ của chính sách phải thể hiện ở chỗ người dân được tham gia góp ý vào quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, đề xuất chính sách giao thông của thành phố dường như là những ý kiến một chiều từ trên xuống mà thiếu sự thăm dò ý kiến của người dân. Những mức phí cấp mới, phí lưu hành rất cao mà UBND thành phố đề xuất, liệu đó có phải là những mức phí mà người dân dễ dàng chấp nhận? Thực tế, vấn đề ùn tắc giao thông không phải là chỉ là lỗi của người dân.

Khi kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu sở hữu phương tiện giao thông là một nhu cầu khách quan và hợp lý từ đó gia tăng số lượng phương tiện rất nhanh, trong khi đó thì tốt độ phát triển hạ tầng giao thông lại không thể bắt kịp, do đó ùn tắc là không thể tránh khỏi. Trách nhiệm của chính quyền do người dân bầu lên và đóng thuế là phải đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, quản lý sự phát triển của giao thông. Trách nhiệm của người dân là phải chia sẻ những gánh nặng đối với chính quyền trong giải quyết các vấn đề liên quan tới giao thông của thành phố.

Do đó chính quyền thành phố và người dân cần phải cùng chia sẻ trách nhiệm để giải quyết vấn đề, chứ không thể áp đặt một mức phí theo cách quy toàn bộ trách nhiệm cho người dân, bởi thực tế chính quyền thành phố chưa bao giờ đề xuất tới giải pháp thu phí xử phạt thật cao đối với những "lô cốt", công trình giao thông làm chậm tiến độ.

Chính sách muốn có hiệu quả cần phải phản ánh tính dân chủ, bởi thiếu dân chủ, chính sách rất dễ vấp phải sự phản đối của người dân. Đề xuất chính sách của thành phố trước khi đưa ra thí điểm, cần được đưa ra thảo luận lấy ý kiến nhân dân thành phố, để đảm bảo khi chính sách được thực thi thì đạt được mục tiêu đề ra.

Về tính pháp lý: Đề xuất chính sách giao thông của thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề tương đối lớn, bởi vì nó đòi hỏi sự thay đổi, bổ sung một các văn bản pháp lý hiện tại, mà việc sửa đổi, hoặc bổ sung các văn bản pháp lý của Chính phủ sẽ có tác động tới các địa phương khác, do đó phương án này sẽ khó khả thi. Đúng là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có những đặc trưng riêng, do đó đề xuất của chính quyền thành phố là phải có chính sách riêng, đặc thù cho thành phố.

Tuy nhiên, cho dù có phương án chính sách riêng cho thành phố, người dân có thể "lách luật" bằng cách đăng ký tại các địa phương lân cận và đưa phương tiện vào sử dụng trong thành phố, lúc đó chính sách sẽ khó lòng mang lại hiệu quả mà có thể lại làm vấn đề trở nên thêm phức tạp.

Hơn nữa, xây dựng chính sách mang tính đặc thù địa phương cần phải hết sức thận trọng, bởi việc cho phép một địa phương xây dựng chính sách riêng sẽ tạo tiền lệ để các địa phương khác cũng mong muốn có chính sách riêng phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương mình, do đó sẽ phá vỡ tính đồng bộ của chính sách chung. Ví dụ rõ nhất để minh họa vấn đề phát triển chính sách theo địa phương này là việc thời gian vừa qua, nhiều tỉnh đã "xé rào" chính sách để thu hút vốn đầu tư về địa phương mình. Từ đó, làm cho chính sách thu hút vốn đầu tư trở nên thiếu đồng bộ, có nơi làm trái so với chính sách hiện hành.

Để giải quyết nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn, hay để tổ chức giao thông êm thuận trên các tuyến quốc lộ, một trong những giải pháp từ gốc là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng giao thông.

Về tính kỹ thuật: Ở góc độ kỹ thuật của đề xuất chính sách, có một số điểm không khả thi. Như đã nói ở trên, nếu nâng mức thu phí đăng ký mới, thậm chí đã từng có địa phương ngừng đăng ký, người dân có thể "lách luật" bằng cách đăng ký ở địa phương lân cận. Do đó, nếu tính đến phương án thu phí đăng ký mới, chính quyền phải tìm câu trả lời làm sao để ngăn chặn tình trạng "lách luật" này?

Đối với mức phí lưu thông, bằng cách nào chính quyền thành phố có thể thu phí đối với những phương tiện không mang biển thành phố khi lưu hành trong thành phố. Cần phải lưu ý tới tính kỹ thuật của phương án thu phí. Bởi lẽ với thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày số lượng xe máy, ô tô lưu thông lên tới hàng triệu chiếc, nếu tổ chức thu phí ở cửa ngõ thành phố sẽ gây ùn tắc trầm trọng tại điểm thu phí.

Theo đề xuất của thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố dự định thí điểm hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP - áp dụng cho ôtô) và áp dụng mức phí căn cứ theo từng tuyến đường, điều này cần phải được đánh giá về mặt kỹ thuật bởi nó sẽ đòi hỏi một hệ thống tương đối phức tạp, và gây rắc rối trong quản lý hệ thống thu phí này.

Về tính tác động xã hội: Phương tiện giao thông là một trong những vấn đề gắn bó mật thiết tới đời sống của người dân, do đó chính sách liên quan tới việc quản lý phương tiện giao thông cá nhân có tính tác động xã hội sâu sắc. Còn nhớ cách đây không lâu, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách cấm xe ba gác tự chế, chính sách này đã có tác động rất lớn tới một bộ phận nhân dân lao động của thành phố. Nay nếu chính sách thu phí giao thông của thành phố được triển khai, nó có ảnh hưởng tới toàn bộ người dân thành phố, bởi hầu hết ai cũng sở hữu xe máy hoặc ô tô như là một phương tiện giao thông cá nhân.

Đối với nhiều người dân thành phố, đặc biệt là bộ phận dân nghèo, xe máy là phương tiện mưu sinh của người dân, do kinh tế làm ăn khấm khá, xe máy ngày càng rẻ hơn, người dân chắt chiu mới mua được một chiếc xe gắn máy, nay áp dụng mức thu phí lưu thông cao như vậy, dường như để hạn chế khả năng sử dụng của người dân mà không hề bàn tới phương án hỗ trợ giao thông khi người dân không sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của mình nữa.

Mức đề xuất thu phí rất cao hiện nay dường như ngày càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vốn dĩ đang tăng cao ở đô thị. Người nghèo sẽ ngày càng khó có cơ hội để sở hữu và lưu thông phương tiện giao thông cá nhân, trong khi đó người giàu sẵn sàng có thể trả phí để có thể lưu hành những chiếc xe hàng trăm ngàn đến hàng triệu đô của mình. Đặt dưới góc độ của người dân nghèo và người dân có thu nhập trung bình, một câu hỏi tự đặt ra là liệu thành phố lớn có còn là nơi dành cho họ, hay những chính sách mới đang đẩy họ ra xa khỏi khu vực đô thị.

Ngọc Thịnh

Trường chính sách công Harry S. Truman
Đại học tổng hợp Missouri - Columbia, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ