ANH QUÂN
21/04/2010 11:08 (GMT+7)
http://vneconomy.vn/20100420082930640P0C10/nhan-dan-te-len-gia-va-tac-dong-den-viet-nam.htm
Khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, sự “tổn thương” của các nền kinh tế hàng đầu đang tạo áp lực lớn đối với chính phủ Trung Quốc, đòi Nhân dân tệ lên giá.
Với việc VND được neo khá chặt vào USD, nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi. Và về lý thuyết, cán cân thương mại giữa hai nước - vốn lệch về phía Việt Nam do đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc - được kỳ vọng sẽ tái lập ở mức cân bằng hơn.
Nhìn trên góc độ tổng thể, ngoài quan hệ thương mại, tương quan nợ bằng đồng Nhân dân tệ của Việt Nam cũng có khả năng thay đổi, dù không nhiều, do chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng nợ nước ngoài của Chính phủ, tính đến cuối tháng 6/2009 (khoảng 178 triệu USD).
Hơn thế, có những lập luận cho rằng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ chịu tác động từ việc Nhân dân tệ lên giá, theo hướng Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam.
Vừa điều chỉnh vừa cân nhắc
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cả áp lực đòi Nhân dân tệ lên giá lẫn quá trình lên giá của đồng tiền này nều đang diễn ra trên thực tế.
Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng trì hoãn sự tăng giá Nhân dân tệ để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tiềm lực tài chính và tránh gây sốc cho nền kinh tế và xã hội, nên quá trình này đang diễn ra với tốc độ chậm.
Trước sức ép của các nước, Trung Quốc vẫn đang tỏ ra rất thận trọng, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhìn nhận.
“Việc tăng giá Nhân dân tệ có thể diễn ra vào quý 3 hoặc 4/2010, nhưng chỉ vào khoảng 4-5%, tương ứng từ 6,8 Nhân dân tệ/USD lên mức 6,5 Nhân dân tệ/USD. Thậm chí có ý kiến cho rằng không đến mức như vậy”, ông Thành nói với VnEconomy.
Giải thích cho điều này, ông Thành phân tích rằng Trung Quốc đang phải cân nhắc đến vấn đề lạm phát trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 2/2010 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, được cho là đang ở mức cao.
Hơn nữa, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào tháng 3 vừa rồi, lần đầu tiên Trung Quốc đã nhập siêu tới hơn 7,2 tỷ USD sau 6 năm liền liên tục xuất siêu. Điều này cũng được ông Thành lưu ý khi đề cập lý do chính phủ Trung Quốc thận trọng với việc lên giá Nhân dân tệ.
Lo khó cải thiện nhập siêu
Nhưng dường như, việc đồng Nhân dân tệ lên giá là điều khó tránh khỏi. Theo TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), do VND được "neo" khá chặt vào USD, nên nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi.
Và về lý thuyết, khi đồng Nhân dân tệ lên giá, sản phẩm của Trung Quốc sẽ giảm sức cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ đắt hơn tương ứng khi xuất khẩu sang Việt Nam. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn có chung nhận định rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, Việt Nam có điều kiện cải thiện mức nhập siêu lớn với Trung quốc, vẫn diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, Viện trưởng Thiên lại cho rằng, việc tăng giá Nhân dân tệ không mang lại tác động tích cực một chiều cho thế giới như nhiều nước đang kỳ vọng. Ngay cả với các nền kinh tế đang nhập siêu từ Trung Quốc cũng vậy.
Bởi, phần đóng góp ‘thực” của Trung Quốc trong giá trị sản phẩm chỉ chiếm 20-30%, cùng lắm là 40-50%, do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ giá nhập khẩu đầu vào rẻ hơn. Tác động tiêu cực của tỷ giá chỉ gây áp lực lên phần “thực”, có thể đang ngày càng nhỏ đi.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, nhìn vào bản chất của việc Việt Nam đang nhập siêu lớn với Trung Quốc, thì phần cạnh tranh trực tiếp là hàng tiêu dùng cuối cùng không nhiều.
Vì nguyên nhân này, ông Thành cho rằng: “Đồng Nhân dân tệ lên giá thì thương mại Trung Quốc vào Việt Nam có thu hẹp, nhưng sẽ không đáng kể”.
Đầu tư từ Trung Quốc sẽ lớn hơn
“Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã hơn 3.500 USD và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đi khai thác thị trường nước ngoài, cũng như tại Việt Nam”, Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm phát biểu nhân sự kiện Sino Pharm, một doanh nghiệp dược phẩm lớn của nước này, cam kết đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc cuối tuần trước.
Trên thực tế, đã có hơn 800 dự án của quốc gia láng giềng này “bám rễ” ở Việt Nam, tính cho đến nay, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, tài nguyên phong phú và vị trí thuận tiện. Trong khi đó, có những nhận định cho rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, khối tài sản của Trung Quốc sẽ lớn lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
“Xu hướng lan tỏa cơ cấu theo kiểu "đội hình đàn sếu bay" từ Trung Quốc sang Việt Nam dưới tác động của việc đồng Nhân dân tệ lên giá là rất lớn, thậm chí, không tránh khỏi”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định như vậy.
TS. Võ Trí Thành giải thích thêm, khi đồng tiền đắt lên thì quốc gia đó có khuynh hướng đẩy đầu tư của họ ra nước ngoài, tới các thị trường rẻ hơn. “Nếu Nhân dân tệ lên giá thì có thể Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, đứng về dài hạn mà nói”, Phó viện trưởng CIEM khẳng định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, khi chấp nhận đầu tư từ Trung Quốc có những lý do để lo ngại. “Vì đầu tư của Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, có thể gây ô nhiễm môi trường...”, ông nói.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Tác động của việc đồng Nhân dân tệ tăng giá đến nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng to lớn. Với những nền kinh tế láng giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn, sự cảnh báo này càng tăng gấp bội. Nhận định này hàm ý rất rõ cho Việt Nam”.
* Trung Quốc đã rất nhanh chóng vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc để trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Năm 2008, mức nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11,11 tỷ USD; năm 2009 đạt 11,53 tỷ USD; 3 tháng đầu năm 2010 đạt 2,56 tỷ USD.
10 mặt hàng nhập khẩu chính đã chiếm khoảng 70% kim ngạch năm 2009: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 4.155 triệu USD; vải các loại 1.566 triệu USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.464 triệu USD; xăng dầu các loại 1.290 triệu USD; sắt thép các loại 816 triệu USD; phân bón các loại 596 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 407 triệu USD; hóa chất 399 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép 387 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô 314 triệu USD, theo nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan.
21/04/2010 11:08 (GMT+7)
http://vneconomy.vn/20100420082930640P0C10/nhan-dan-te-len-gia-va-tac-dong-den-viet-nam.htm
Khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, sự “tổn thương” của các nền kinh tế hàng đầu đang tạo áp lực lớn đối với chính phủ Trung Quốc, đòi Nhân dân tệ lên giá.
Với việc VND được neo khá chặt vào USD, nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi. Và về lý thuyết, cán cân thương mại giữa hai nước - vốn lệch về phía Việt Nam do đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc - được kỳ vọng sẽ tái lập ở mức cân bằng hơn.
Nhìn trên góc độ tổng thể, ngoài quan hệ thương mại, tương quan nợ bằng đồng Nhân dân tệ của Việt Nam cũng có khả năng thay đổi, dù không nhiều, do chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng nợ nước ngoài của Chính phủ, tính đến cuối tháng 6/2009 (khoảng 178 triệu USD).
Hơn thế, có những lập luận cho rằng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ chịu tác động từ việc Nhân dân tệ lên giá, theo hướng Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam.
Vừa điều chỉnh vừa cân nhắc
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cả áp lực đòi Nhân dân tệ lên giá lẫn quá trình lên giá của đồng tiền này nều đang diễn ra trên thực tế.
Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng trì hoãn sự tăng giá Nhân dân tệ để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tiềm lực tài chính và tránh gây sốc cho nền kinh tế và xã hội, nên quá trình này đang diễn ra với tốc độ chậm.
Trước sức ép của các nước, Trung Quốc vẫn đang tỏ ra rất thận trọng, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhìn nhận.
“Việc tăng giá Nhân dân tệ có thể diễn ra vào quý 3 hoặc 4/2010, nhưng chỉ vào khoảng 4-5%, tương ứng từ 6,8 Nhân dân tệ/USD lên mức 6,5 Nhân dân tệ/USD. Thậm chí có ý kiến cho rằng không đến mức như vậy”, ông Thành nói với VnEconomy.
Giải thích cho điều này, ông Thành phân tích rằng Trung Quốc đang phải cân nhắc đến vấn đề lạm phát trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 2/2010 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, được cho là đang ở mức cao.
Hơn nữa, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào tháng 3 vừa rồi, lần đầu tiên Trung Quốc đã nhập siêu tới hơn 7,2 tỷ USD sau 6 năm liền liên tục xuất siêu. Điều này cũng được ông Thành lưu ý khi đề cập lý do chính phủ Trung Quốc thận trọng với việc lên giá Nhân dân tệ.
Lo khó cải thiện nhập siêu
Nhưng dường như, việc đồng Nhân dân tệ lên giá là điều khó tránh khỏi. Theo TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), do VND được "neo" khá chặt vào USD, nên nếu Nhân dân tệ lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa Nhân dân tệ và VND cũng sẽ thay đổi.
Và về lý thuyết, khi đồng Nhân dân tệ lên giá, sản phẩm của Trung Quốc sẽ giảm sức cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ đắt hơn tương ứng khi xuất khẩu sang Việt Nam. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn có chung nhận định rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, Việt Nam có điều kiện cải thiện mức nhập siêu lớn với Trung quốc, vẫn diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, Viện trưởng Thiên lại cho rằng, việc tăng giá Nhân dân tệ không mang lại tác động tích cực một chiều cho thế giới như nhiều nước đang kỳ vọng. Ngay cả với các nền kinh tế đang nhập siêu từ Trung Quốc cũng vậy.
Bởi, phần đóng góp ‘thực” của Trung Quốc trong giá trị sản phẩm chỉ chiếm 20-30%, cùng lắm là 40-50%, do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ giá nhập khẩu đầu vào rẻ hơn. Tác động tiêu cực của tỷ giá chỉ gây áp lực lên phần “thực”, có thể đang ngày càng nhỏ đi.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, nhìn vào bản chất của việc Việt Nam đang nhập siêu lớn với Trung Quốc, thì phần cạnh tranh trực tiếp là hàng tiêu dùng cuối cùng không nhiều.
Vì nguyên nhân này, ông Thành cho rằng: “Đồng Nhân dân tệ lên giá thì thương mại Trung Quốc vào Việt Nam có thu hẹp, nhưng sẽ không đáng kể”.
Đầu tư từ Trung Quốc sẽ lớn hơn
“Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã hơn 3.500 USD và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đi khai thác thị trường nước ngoài, cũng như tại Việt Nam”, Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm phát biểu nhân sự kiện Sino Pharm, một doanh nghiệp dược phẩm lớn của nước này, cam kết đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc cuối tuần trước.
Trên thực tế, đã có hơn 800 dự án của quốc gia láng giềng này “bám rễ” ở Việt Nam, tính cho đến nay, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, tài nguyên phong phú và vị trí thuận tiện. Trong khi đó, có những nhận định cho rằng, khi Nhân dân tệ lên giá, khối tài sản của Trung Quốc sẽ lớn lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
“Xu hướng lan tỏa cơ cấu theo kiểu "đội hình đàn sếu bay" từ Trung Quốc sang Việt Nam dưới tác động của việc đồng Nhân dân tệ lên giá là rất lớn, thậm chí, không tránh khỏi”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định như vậy.
TS. Võ Trí Thành giải thích thêm, khi đồng tiền đắt lên thì quốc gia đó có khuynh hướng đẩy đầu tư của họ ra nước ngoài, tới các thị trường rẻ hơn. “Nếu Nhân dân tệ lên giá thì có thể Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, đứng về dài hạn mà nói”, Phó viện trưởng CIEM khẳng định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, khi chấp nhận đầu tư từ Trung Quốc có những lý do để lo ngại. “Vì đầu tư của Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, có thể gây ô nhiễm môi trường...”, ông nói.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Tác động của việc đồng Nhân dân tệ tăng giá đến nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng to lớn. Với những nền kinh tế láng giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn, sự cảnh báo này càng tăng gấp bội. Nhận định này hàm ý rất rõ cho Việt Nam”.
* Trung Quốc đã rất nhanh chóng vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc để trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Năm 2008, mức nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11,11 tỷ USD; năm 2009 đạt 11,53 tỷ USD; 3 tháng đầu năm 2010 đạt 2,56 tỷ USD.
10 mặt hàng nhập khẩu chính đã chiếm khoảng 70% kim ngạch năm 2009: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 4.155 triệu USD; vải các loại 1.566 triệu USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.464 triệu USD; xăng dầu các loại 1.290 triệu USD; sắt thép các loại 816 triệu USD; phân bón các loại 596 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 407 triệu USD; hóa chất 399 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép 387 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô 314 triệu USD, theo nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét